Crom kim loại và hợp chất crom 3 (Cr3+) không được xếp vào loại nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các hợp chất chứa crom 6 (Cr6+) lại vô cùng nguy hiểm. Vì vậy xử lý nước thải chứa Crom (Cr6+ ) là việc vô cùng cần thiết. Có nhiều cách để xử lý nước thải chứa Crom, trong đó loại bỏ Crom bằng hóa chất như NAHSO3, H2SO4… là phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
1 Nguồn sinh nước thải.
Nước thải chứa Cr6+ chủ yếu được sinh ra trong quá trình sản xuất của các ngành như:
- Quá trình xi mạ kẽm, đồng
- Sản xuất thuốc nhuộm tóc.
- Nước thải của quá trình thuộc da.
2 Xử lý nước thải chứa Crom bằng hóa chất.
Thông thường khi sử dụng hóa chất để xử lý nước thải chứa Crom, người ta thường dùng NaHSO3 làm chất khử, dung dịch H2SO4, vôi bột được sử dụng làm chất hỗ trợ điều chỉnh pH, sử dụng các chất trợ lắng như PAC…Cụ thể quá trình như sau:
Bể điều hòa
Nước thải đi vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất trong nước thải.
Thiết bị tách dầu mỡ
Thông thường tại các nhà máy có nước thải chứa crom thường có nhiều dầu mỡ phát sinh. Vì vậy khi qua bể điều hòa, dầu mỡ trong nước thải cần được loại bỏ nhờ các thiết bị tách dầu mỡ.
Bể phản ứng
Đây là bước quan trọng nhất để loại bỏ Crom. Sau khi ra khỏi thiết bị tách dầu, nước thải sẽ được bơm vào bể phản ứng để khử Cr6+ thành Cr3+. Chất khử là NaHSO3 được cấp bằng bơm định lượng.
Để phản ứng khử xảy ra một cách thuận lợi, yêu cầu cung cấp môi trường có pH =3. Do đó, cần bổ sung H2SO4 98% vào để đạt được pH cần thiết. Bể phản ứng có 2 ngăn: ngăn thứ nhất cấp hóa chất bao gồm: NaHSO3 và H2SO4, trong bể có lắp cánh khuấy để đảm bảo khuấy trộn đều hóa chất trong nước thải. Ngăn thứ hai là ngăn lắng để vừa kết hợp lắng các phần tử có kích thước lớn, vừa có thời gian để phản ứng xảy ra hoàn toàn hơn.
Bể trộn nước thải và sữa vôi bột
Các dòng thải sau đó được bơm sang bể hòa trộn nước thải và vôi bột. Bể hòa trộn có dạng hình trụ tròn, bên trong có bố trí cánh khuấy nhằm hòa trộn nhanh nước thải với sữa vôi. Việc làm này nhằm mục đích nâng pH của nước thải lên khoảng 10 ¸ 11 để xảy ra phản ứng chuyển các ion kim loại có trong nước thải sang dạng các hidroxit kết tủa như: Cr(OH)3, Ni(OH)2…
Bể tạo bông kết hợp lắng
Nước thải sau khi đã được hòa trộn đều với sữa vôi sẽ được bơm định lượng sang bể tạo bông và lắng. Đây thực chất là một thiết bị kép, kết hợp bể phản ứng xoáy hình trụ với bể lắng đứng.
Đầu tiên, nước thải được bơm vào bể phản ứng xoáy hình trụ. Tại đây do tác dụng của các dòng xoáy, những bông cặn kết tủa sẽ kết hợp với nhau tạo nên những bông cặn có kích cỡ lớn hơn, khối lượng lớn hơn và dễ lắng hơn.
Để tăng hiệu quả cho quá trình tạo bông, ta bổ sung chất trợ tạo bông PAC-250. Nước thải sau khi ra khỏi bể phản ứng xoáy hình trụ sẽ tự động sang bể lắng đứng. Tại đây, các bông cặn kết tủa sẽ lắng xuống dưới đáy và được định kỳ xả vào bể chứa bùn.
Bể lọc vật liệu
Bể lọc gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định.
Bể điều chỉnh pH lần cuối
Bước cuối cùng, nước thải sau khi qua các công đoạn xử lý sẽ được đưa vào bể điều chỉnh pH lần cuối. Tại đây ta có thể dùng thêm dung dịch H2SO4 để điều chỉnh pH nước thải tới giá trị yêu cầu. Nước thải sau khi đã đạt tiêu chuẩn được thải ra mương thoát nước.
Trên đây là toàn bộ quá trình khử Crom trong nước thải. Nếu quý khách hàng cần tư vấn về vấn đề xử lý nước thải hoặc mua hóa chất xử lý nước thải, vui lòng liên hệ với Hóa chất Vũ Hoàng để được tư vấn nhé!
Mr. Bùi Công Huy
Tel: 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn