Theo thống kê, hiện tại trên cả nước, lượng bò đang được nuôi rơi vào khoảng trên 7 triệu con bò. Số lượng bò được nuôi khá lớn, tuy nhiên vẫn không đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng mà phải nhập khẩu rất nhiều. Vì vậy, ngành chăn nuôi bò đang được đầu tư phát triển mạnh trong các năm gần đây. Để đảm bảo phát triển cả về chăn nuôi lẫn môi trường sông xung quanh, xử lý nước thải chăn nuôi bò là rất cần thiết.
Nước thải chăn nuôi bò có đặc trưng như thế nào?
Nước thải chăn nuôi bò phát sinh từ việc vệ sinh bò, chuồng trại, máng ăn…. Nước thải chăn nuôi bò chứa nhiều chất thải của bò, vụn thức ăn, rơm, trấu có trong chuồng. Nước thải chăn nuôi bò có nồng độ ô nhiễm rất cao, đặc biệt là các chất hữu cơ khiến BOD, COD cao hơn quy định rất nhiều lần, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái nếu không được xử lý.
Các chất rắn có trong nước khiên nước luôn có màu nâu đục, nếu thải ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước và sự phát triển của sinh vật trong nước do làm giảm lượng ánh sáng chiếu vào trong nước.
Chất dinh dưỡng N có nồng độ rất cao, gây ra tình trạng phú dưỡng hóa nguồn nước nếu thải vào môi trường
Đặc biệt, các vi sinh vật có hại trong nước thải có thể gây nên các bệnh cho con người cà các sinh vật ở gần đó như bệnh lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt…
Giới thiệu quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bò
Nước thải chăn nuôi bò sau khi được xử lý qua biogas, sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, tránh làm nghẹt đường ống hệ thống rồi đến hố thu gom để tập trung nước thải.
Nước thải sau đó sẽ được bơm qua Bể điều hòa. Với hệ thống sục khí, xáo trộn liên tục, nước thải sẽ được điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất thải trước khi đi vào công trình xử lý sinh học. Tránh làm sốc tải trọng, gây chết vi sinh vật có trong bể sinh học.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể Anoxic, tại đây, các vi sinh vật thiếu khí sẽ xử lý Nitơ có trong nước thải bằng cách biến đổi Nitơ từ dạng NO3– về khí N2.
Sau bể Anoxic sẽ là bể Aerotank chứa các vi sinh vật hiếu khí xử lý các chất hữu cơ. Quá trình này sẽ tạo ra các bông bùn, đồng thời, một phần nước thải sẽ được hoàn lưu về bể Anoxic nhằm cung cấp một lượng oxy có cần thiết cho bể Anocic, đồng thời có thể xử lý triệt để Nito. Sau khi nước thải qua bể Anoxic và bể Aerotank, hiệu suất xử lý COD và BOD trong nước thải lên đến đến 85%.
Nước thải sau đó được đưa vào bể lắng. Các bông bùn tại đây sẽ lắng xuống và được đưa về bể chứa bùn lưu trữ và định kỳ thải bỏ, ở bể chưa bùn còn có 1 dòng nước hoàn lưu về bể điều hòa để xử lý. Bùn thải một phần được tuần hoàn lại về bể Aerotank.
Sau lắng, nước thải sẽ được đưa đến hồ sinh học, đây là công trình tốn diện tích nhất trong hệ thống. Hồ sinh học sẽ phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ còn lại trong nước thải bằng phương pháp tự nhiên như ao hồ. Hồ sinh học có cơ chế hoạt động như hồ thủy sinh.
Cuối cùng là Bể khử trùng và bể lọc áp lực. 2 bể này sẽ loại bỏ các vi sinh vật và các chất cặn lắng còn sót lại trong nước thải. Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi heo sẽ đạt Quy chuẩn 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi.
Xử lý nước thải chăn nuôi bò có sử dụng hóa chất hay không?
Trong quy trình thực hiện xử lý nước thải chăn nuôi bò đã nêu ở trên, sử dụng hóa chất xử lý nước thải rất cần thiết ở nhiều công đoạn như: công đoạn điều hòa, công đoạn lắng. Công dụng của chúng giúp thúc đẩy các quá trình xảy ra nhanh hơn, hiệu quả hơn, vừa tiết kiệm thời gian lại đem đến hiệu quả xử lý triệt để. Một số hóa chất thường được sử dụng là H2SO4, PAC, Chlorine…
Hóa chất Vũ Hoàng không chỉ thiết kế giải pháp, xây dựng kệ thống xử lý nước thải chăn nuôi còn trực tiếp sản xuất và cung cấp các loại hóa chất xử lý nước thải, được các cấp chứng nhận chất lượng và được khách hàng đánh giá hiệu quả xử lý nước thải cao.
Quý khách hàng có nhu cầu mua hóa chất có thể gọi điện trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0945609898