Xử lý nước phèn bằng vôi- có nên hay không?

Nước nhiễm phèn là hiện tượng nước ô nhiễm tự nhiên cần được xử lý nhiều nhất, có thể xuất hiện tại mọi nơi trên đất nước Việt Nam ta. Có rất nhiều các phương pháp xử lý nước phèn khác nhau. Trong số đó, phương pháp sử dụng vôi được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện lợi và kinh tế cao. Xử lý nước phèn bằng vôi có thể được sử dụng đối với nguồn nước sinh hoạt, nước nuôi trồng thủy sản, nước sử dụng cho nông nghiệp.

1 Xử lý nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn
Nước nhiễm phèn

Quá trình xử lý nước thải hay nước có phèn bằng bôi bột thường được áp dụng cho nguồn nước có nồng độ amoni cao, nồng độ COD, các chất vô cơ, chất hữu cơ cùng chất độc lớn. Mục đích của việc xử lý nước phèn bằng vôi để nhằm đưa nồng độ pH lên cao để gia tăng tính kiềm. NH4+ có trong nước thải sẽ chuyển hóa thành các electron tạo ra NH3 tự do bay cao.

Vôi bột có tác dụng ổn định pH, tăng độ kiềm và giảm độ cứng trong nước. Đồng thời, còn giúp khử phèn, khử chua. Riêng đối với những hồ nuôi tôm, cá hay thủy hải sản thì sử dụng vôi còn có tác dụng sát khuẩn, giảm tảo và giảm thiểu lượng CO2. Chúng còn có khả năng tạo ra môi trường kiềm giúp tôm cứng vỏ, phân hủy được mùn bã đáy ao.

Bạn có thể sử dụng vôi ngậm nước hoặc vôi bột Ca(OH)2 xử lý nước rất tốt. Chúng sẽ giảm thiểu được những mối nguy hiểm từ các chất hữu cơ, khử sạch kim loại nặng, vi khuẩn, những mầm mống gây bệnh…

Ưu điểm của phương pháp xử lý nước bằng vôi

Sử dụng phương pháp xử lý nước phèn bằng vôi có rất nhiều ưu điểm nổi bật và hấp dẫn như:

  • Sản phẩm dễ mua, giá vôi bột xử lý nước rẻ tiền và có được nhiều sự lựa chọn khác nhau.
  • Thiết bị được ứng dụng xử lý hiệu quả cho lĩnh vực nước phèn, nước thải sinh hoạt và nước hồ nuôi tôm, thủy hải sản.
  • Các thao tác sử dụng rất đơn giản và dễ dàng.

Nhược điểm xử lý nước bằng vôi

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì phương pháp này cũng còn tồn tại những nhược điểm nhất định như:

  • Nếu mua vôi về bạn để lâu trong môi trường ẩm mộc thì chúng rất bị mất tác dụng.
  • Chúng sẽ giúp tiêu diệt các hệ vi sinh có lợi và có hại trong nước.
  • Hiệu quả của phương pháp xử lý này mang tính chất tương đối.
  • Khi sử dụng vôi nếu dư thừa sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Đối với phương pháp này thì cần phải sử dụng lượng vôi là khá lớn.

Chính vì những nhược điểm này mà cho đến hiện nay, phương pháp sử dụng vôi cho hệ thống xử lý nước thải vẫn được lựa chọn nhưng chưa thật sự phổ biến, mặc dù mức chi phí của chúng là rất thấp. Đối với các doanh nghiệp, đơn vị xử lý nước, có thể áp dụng một số phương pháp khác để xử lý nước nhiễm phèn cho hiệu quả cao hơn.

Xử lý nước bằng vôi thường ứng dụng với quy mô gia đình, trong nuôi tròng thủy sản
Xử lý nước bằng vôi thường ứng dụng với quy mô gia đình, trong nuôi tròng thủy sản

2 Một vài phương pháp xử lý nước phèn khác hiệu quả cao

1 Sử dụng chất oxy hóa mạnh để khử phèn.

Hóa chất oxy hóa mạnh để xử lý nước phèn như clo, dung dịch iot, thuốc tím, ozon…để khử sắt (Fe2+) hay phèn nhôm trong xử lý nước thải mà một số đơn vị sử lý nước thải ứng dụng khá hiệu quả ở dạng hòa tan tan trong nước thành sắt (Fe3+), cụ thể là Fe(OH)3 ở dạng kết tủa lắng xuống thành cặn.

Đây hiện tại được coi là phương thức phổ biến nhất tại các nhà máy xử lý nước bởi tính hiệu quả cao, lại đảm bảo về kinh tế.

2 Sử dụng phương pháp làm thoáng két hợp lọc.

Có nhiều cách thức để làm thoáng, nguyên lý chính của chúng là làm cho các kim loại nặng trong nước tác dụng nhanh với oxy tạo kết tủa, nâng pH của nước. Sau đó, các chất thải này sẽ được loại bỏ qua quá trình lọc. Điển hình là cách làm dàn mưa, tháp oxy hóa cao tải.

3 Sử dụng cột lọc công nghiệp

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các cột lọc để loại bỏ phèn trong nước, cách thức này tuy đầu tư vốn khá lớn nhưng cho hiệu quả khử phèn cao. Một số cột lọc phổ biến có thể kể đến như: Cột lọc composite, cột lọc inox, cột lọc nhựa…