Với một số ngành công nghiệp nặng, thành phần nito và amoni trong nước thải thường rất cao. Chúng có thể gây ra những hạu quả nghiêm trọng nếu xả thẳng ra ngoài môi trường tự nhiên. Dùng hoá chất xử lý nước là cách hiệu quả, tiết kiệm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Giới thiệu về nito và amoni trong nước thải
Amoni trong nước là một chất ô nhiễm do chất thải động vật, nước cống và khả năng nhiễm khuẩn. Khi hàm lượng Amoni trong nước cao hơn tiêu chuẩn điều đó có nghĩa là nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước cống và có khả năng xuất hiện các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gây bệnh.
Amoni là trạng thái hóa trị của nito, là một tiêu chí để xác định nồng độ ô nhiễ trong nước thải. Trong nước thải sinh hoạt tiêu chí Amoni và nitrat cũng được xử lý. Xét về nước thải công nghiệp thì ta cần phải xử lý cả chỉ tiêu Amoni và tổng Nito.
Dạng tồn tại
Hầu hết nito trong nước thải chiếm phần lớn là nito vô cơ. Đặc biệt là amoni, chiếm đến 90 – 97% tổng nito. Amoni tồn tại ở hai dạng là ion NH4+ và dạng khí NH3. Ion NH4+ là ion amoni, ít độc. NH3 là chất khí có mùi khai, không màu, tan nhiều trong nước, gây độc chết sinh vật trong nước. NH3 chiếm ưu thế khi ở trong môi trường pH cao (pH ≈ 11). Trong môi trường pH thấp thì NH4+ chiếm ưu thế hơn (pH ≈ 7).
Amoni (NH4+ ): trong nước bề mặt tự nhiên vùng không ô nhiễm có lượng vết amoni (dưới 0,05 ppm). Nồng độ amoni trong nước ngầm cao hơn nhiều. Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và nước thải các nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10 -100mg/l. Theo quy định về nước bề mặt của Hà Lan, lượng amoni trên 5 mg/l được xem là ô nhiễm nặng.
Quy định nồng độ Amoni trong nước thải
Trong quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 đối vói nước ăn uống quy định nồng độ amoni có trong nước không được vượt quá 3 mg/L.
Trong QCVN 02:2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt cũng quy định cả mức I và mức II nồng độ amoni cũng không vượt quá 3 mg/L.
Xử lý nitơ bằng phương pháp hóa học
Chuyển hoá trạng thái nito
Quá trình xử lý nước thải chứa nito dựa trên nguyên tắc hóa học. Nước thải được đưa đến pH trong khoảng từ 10 đến 11. Bằng cách thêm vào Ca(OH)2 với nồng độ 10g/l để tạo thành NH4OH. Khi đó amoni chuyển từ trạng thái lỏng sang khí. Và sau đó được đưa ra ngoài không khí qua các tháp làm lạnh.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý Nitơ trong nước thải theo phương pháp hóa học đòi hỏi không khí lớn và lượng Ca(OH)2 cao.
- Phương pháp này phát sinh hệ lụy là phải tìm cách làm giảm pH bằng H2SO4 trước khi thải ra môi trường.
Kết tủa amoni
Để loại bỏ amoni trong nước thải thông qua việc kết tủa amoni dưới dạng (NH4)MgPO4.6H2O. Người ta thêm MgCl2 và Na2HPO4 trong quá trình xử lý. Với phương pháp này, tỷ lệ Mg:NH4:PO4 = 1:1:1 và pH trong nước từ 8,5 đến 9. Nồng độ amoni trong nước thải rỉ rác giảm từ 5.600mg/l xuống chỉ còn 110mg/l trong 15 phút. Đối với nước thải sinh hoạt hiệu quả xử lý 66%. Phương pháp có thể ứng dụng cho việc loại bỏ hợp chất chứa photpho trong nước thải.
Bổ sung chất hoá học
Một số phương pháp để xử lý nito khác là bổ sung thêm clo vào nước thải trong quá trình xử lý. Khi cho clo vào, NH3 phản ứng với Clo dưới dạng HOCl tạo ra các sản phẩm trung gian là NH2Cl, NHCl2, NCl3. Quá trình xử lý sẽ diễn ra liên tục khi thêm HOCl vào phản ứng để tạo ra sản phẩm cuối cùng là nito phân tử.
Trên đây là một số cách xử lý nito và amoni trong nước thải. Tuỳ từng thành phần, tính chất từng loại nước thải cũng như điều kiện của doanh nghiệp để chọn lựa phương pháp hiệu quả nhé.
Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng
Hotline: Mr. Huy :0945609898
Điện thoại: 024 3382 9999 – 0857829999
Website : https://vuhoangco.com.vn
Email : vuhoang@vuhoangco.com.vn
Địa chỉ:Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Văn phòng đại diện: Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội