Ngày nay, Kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thực phẩm phải sạch và an toàn. Để đạt được như vậy, người nuôi trồng tránh tối đa kháng sinh. Quá trình nuôi tôm, cá cần đảm bảo theo chặt chẽ quy trình chăm sóc, vệ sinh ao nuôi.
Ao nuôi đảm bảo thì tôm, cá phát triển mạnh khỏe, an toàn. Biện pháp phòng bệnh cho cá tôm hữu hiệu nhất hiện nay là định kỳ sử dụng vôi bột. Do vậy, cùng chúng tôi tìm hiểu ứng dụng của vôi trong nuôi trồng thủy sản.
Ứng dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để lựa chọn các loại vôi và liều lượng phù hợp. Sau đây, một số ứng dụng và cách sử dụng vôi bột trong ao nuôi thủy sản:
Trường hợp dùng để hạ phèn: Khắc phục hiện tượn rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn từ đáy ao. Dùng vôi bột CaCO3.
- Đối với ao nuôi cá con: Hòa với nước, lóng lấy nước trong tại xuống ao. Lượng sử dụng 1-2kg/100m2.
- Đối với ao nuôi cá lớn, tôm: Hòa với nước, không cần lóng trong, tạt xuống ao. Lượng sử dụng 1-2kg/100m2.
- Đối với bè nuôi cá: Cho vôi vào các bịch vải nhỏ, treo vào bè, ở đầu dòng chảy. Lượng sử dụng 2-4kg/10m3 nước trong bè.
Trường hợp cải tạo ao nuôi: Dùng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2. Lượng sử dụng 10-15kg/100m2.
Trường hợp lắng chìm các chất hữu cơ lơ lửng trong nước sau khi mưa, làm giảm độ đục của nước: Sử dụng vôi CaCO3. Lượng dùng 1-2kg vôi CaCo3/100m2. Hòa vôi với nước rồi tạt khắp ao.
Trường hợp phòng bệnh cho tôm, cá: Trong quá trình nuôi, định kỳ 10-15 ngày/lần bón vào ao 1-2kg/100m2 CaCO3. Đối với bè thì treo túi vôi 2-4kg/10m3 nước bè.
Phân loại vôi trong thủy sản:
Hiện nay trên thị trường có 4 loại vôi chủ yếu:
- Vôi nông nghiệp/đá vôi hoặc vỏ sò nghiền (CaCO3): Nguồn gốc từ đá vôi san hô, vỏ sò … được xay nhuyễn có công thức là CaCO3. Chất lượng của loại vôi này khác nhau. Vôi mịn thích hợp cho nuôi trồng thủy sản hơn. Dùng vôi có hàm lượng CaCO3< 75% làm tăng khả nằng đệm của nước, không ảnh hưởng đến độ pH của nước.
- Vôi tôi hay vôi ngậm nước Ca(OH)2: Nung đá vôi ở nhiệt độ 800-900 độ C, sau khi nung thì cho nước vào khi đá vôi còn nóng cho vôi mịn. Sau đó sẽ được loại vôi ngậm nước hay vôi tôi. Vôi dùng cải tạo ao, tăng pH đất và nước. Vôi này có ảnh hưởng lớn đến pH nước nên tránh bón vào buổi chiều.
- Đá vôi hay vôi sống CaO: Được sản xuất bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao nhưng không cho nước vào. Vôi bột, vôi sống, có tác dụng tăng pH mạnh chỉ dùng cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi cá tôm.
- Vôi đen CaMg(CO3)2: Một loại đá vôi nghiền có chứa Mg. Có tác dụng hạ phèn trong nuôi tôm, tăng hệ đệm trong ao đang nuôi mà ít ảnh hưởng tới pH của môi trường. Sử dụng cho ao đang nuôi tôm cá.
Như vậy, đối với ao, bè nuôi cá tôm thì vôi có tác dụng đa năng, vừa là chất phòng trừ địch hại, dịch bệnh, vừa cải thiện ổn định môi trường. Do đó, dùng vôi có tác dụng cao, tuy nhiên vôi phải có chất lượng tốt không bị pha tạp chất (đất, cát) và phải được bảo quản cẩn thận.
Các trường hợp ao nuôi cần được bón vôi
- Ao nuôi bị mất cân bằng dinh dưỡng với nhiều chất hữu cơ và mùn ở đáy ao. Mất cân bằng dinh dưỡng với nước bị nhiễm phèn.
- Nước ao nuôi có độ kiềm thấp. Việc xác định liều lượng vôi cần bón cho nước ao thường được dựa vào tổng độ kiềm. Tổng độ kiềm thích hợp là lớn hơn 40 mg CaCO3/L cho ao nuôi thủy sản nước ngọt và lớn hơn 80 mg CaCO3/L cho ao nuôi thủy sản nước mặn, lợ. Để độ kiểm đạt ngưỡng cho phép thích hợp trong ao nuôi thì sau khi bón vôi 2-3 tuần cần kiểm tra lại độ kiềm của nước, nếu độ kiềm chưa đạt thì cần bón vôi bổ sung.
- Hàm lượng khí CO2 trong nước cao.
Nguồn nhập vôi trong nuôi trồng thủy sản
Hãy đến với Công ty Hóa Chất Vũ Hoàng để an tâm về giá và chất lượng sản phẩm.
Công ty Hóa chất Vũ Hoàng chuyên cung cấp toàn quốc giá vôi hợp lý và chất lượng.
Liên hệ với chúng tôi:
Hóa chất Vũ Hoàng- Mr Huy: 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn
Địa chỉ: Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Văn phòng đại diện:
Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội