Vôi tôi và những điều cần biết

Vôi tôi hay còn gọi là Canxi hydroxit là một hợp chất hóa học với công thức phân tử là Ca(OH)2. Vôi tôi Ca(OH)2 là một chất có dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng, và thu được khi cho Canxi oxit tác dụng với nước. Đây là nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp, ở các lĩnh vực khác nhau như xử lý nước, tẩy rửa, xây dựng, sản xuất phân bón…

1 Các dạng của vôi tôi

Vôi sữa là tên gọi khác của vôi Ca(OH)2
Vôi sữa là tên gọi khác của vôi Ca(OH)2

Dạng bột mịn màu trắng, đây là dạng được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp.

Dung dịch Ca(OH)2 chưa lọc có thể vẩn của các hạt hyđroxyt canxi rất mịn trong nước gọi là “vôi sữa”.

Dung dịch Ca(OH)2 sau khi lọc bỏ cặn rắn thu được dung dịch Ca(OH)2 trong suốt, gọi là “nước vôi trong”

2 Điều chế vôi Ca(OH)2

Cách thông thường và phổ biến nhất dùng để điều chế vôi tôi được thực hiện như sau:

Đầu tiên, lấy đá vôi (CaCO3) bỏ vào lò nung lên thành vôi sống (CaO):

  • CaCO3 → CaO + CO2 (Nhiệt độ cao)

Sau đó, thả vôi sống (CaO) vào nước thì ta sẽ thu được Ca(OH)2.

  • CaO + H2O → Ca(OH)2.

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt, có thể gây bỏng dẫn dến tử vong nếu tiếp xúc gần nên rất cần lưu ý vấn đề đảm bảo an toàn trong sản xuất.

3 Công dụng nổi bật của vôi tôi

  • Hydroxit Canxi được dùng trong việc xử lý nước thải vì nó cho phép và hỗ trợ việc loại bỏ các loại hạt nhỏ và không kết tủa trong nước. Đem lại những lợi ích như tiết kiệm được chi phí và quan trọng nhất là ít gây độc hại cho con người.
  • Ca(OH)2 với tính chất đặc trưng nên nó được sử dụng trong lọc dầu để tạo kết tủa và loại bỏ các tạp chất có trong dầu, đem lại những loại dầu tinh khiết, nguyên chất không lẫn tạp chất. Và ngoài ra, Ca(OH)2 còn dùng để sản xuất các phụ gia cho dầu thô như alkilsalicatic, sulphatic, fenatic, …
  • Ca(OH)2 là hợp chất được sử dụng để làm vôi vữa trong xây dựng. Vì khi cho Vôi nhào trộn với nước sẽ cho một hỗn hợp hồ dẻo, có khả năng kết dính. Và nó được dùng để kết dính các viên gạch vào nhau một cách chắc chắn.
  • Vôi bột còn được ứng dụng trong việc nuôi trồng thủy sản với tác dụng đó là
  • khử mùi hoặc khử làm kết tủa các chất bẩn trong nước, cân bằng độ pH cho nguồn nước.
  • Ca(OH)2 được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo da, lượng axit chứa trong da khá nhiều, do đó mà cần sử dụng Ca(OH)2 để trung hòa lượng axit đó.
  • Nó cũng được xem là chất trung gian để sản xuất của một số hóa chất như để tạo ra hóa chất CaCl2, CaCO3, Cu(OH)2, …
  • Vôi tôi còn có tác dụng khử độc chất thải công nghiệp, sát trùng hoặc có thể dùng để chữa bệnh sâu răng.

4 Biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc với vôi bột

Xử lý tại chỗ khi tiếp xúc với vôi
Xử lý tại chỗ khi tiếp xúc với vôi

Trong quá trình sử dụng, nếu tiếp xúc trực tiếp với vôi tôi thì cần có biện pháp sơ cứu y tế thích hợp, cụ thể như sau:

– Tiếp xúc với mắt: Nhanh chóng dùng nước sạch rửa mắt và chớp mắt trong khi rửa ít nhất 15p. Nếu sau 15p mà mắt vẫn không trở về bình thường thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời.

– Tiếp xúc với da: Nhanh chóng cởi bỏ trang phục đang mặc đã bị dính hóa chất sau đó dùng nước rửa sạch vị trí da bị bắn vào nhiều lần và nên kết hợp với xà phòng. Tuy nhiên, nếu trường hợp bị nặng hơn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

– Tiếp xúc với đường tiêu hóa: Nếu uống nhầm hoặc nuốt phải vôi tôi thì không được kích ứng gây nôn mà phải cho nạn nhân uống thật nhiều nước. Trường hợp nạn nhân nôn thì phải giữ đầu nạn nhân cao hơn hông và tránh để hít lại khí độc. Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thì không được cho bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân và nới rộng quần áo như tháo bỏ cà vạt, dây thắt lưng và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.

– Tiếp xúc với đường hô hấp: Nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến khu vực thông thoáng, giữ đầu nạn nhân thuận tiện với việc hô hấp. Trường hợp nạn nhân không thở nữa, cần tiên hành sơ cứu như hô hấp nhân tạo và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi nạn nhân ổn định hơn.

– Nếu vôi bị rò rỉ ra ngoài: Tiến hành dùng các dụng cụ phù hợp để di chuyển phần vôi tôi bị rò rỉ vào các thùng chứa chất thải. Ngoài ra, có thể dùng thêm axit axetic loãng để trung hòa phần hóa chất vẫn còn vương vãi chưa hết và dùng nước sạch rửa nhiều lần khu vực tràn đổ trong trường hợp rò rỉ khối lượng nhỏ. Nếu mức độ tràn, rò rỉ lớn cần nhanh chóng dùng nước để phun vào nhằm giảm bớt lượng hơi buị, chặn việc tràn chảy hóa chất vào hệ thống dẫn nước, các đường cống…Sau đó, thu lượng hóa chất vào các thùng chứa chất thải chuyên dụng và liên hệ với chính quyền địa phương nếu lượng hóa chất thoát ra quá lớn không thể xử lý được. Dùng nước sạch làm sạch phần hóa chất tràn đổ.