Ngày nay, vấn đề nước thải làng nghề đang nan giải. Nhiều làng nghề mọc ra nhưng hiệu quả xử lý nước thải đầu ra chưa cao. Tái chế, tái sử dụng các nguồn rác thải giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Làng nghề tái chế phát triển mạnh mẽ nhất là tái chế kim loại, tái chế nhựa. Hiện trạng môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm không khí, nước gây ảnh hưởng đến môi trường sống của dân. Một trong phương pháp thu hồi Crom và Nhôm hiệu quả bằng chất keo tụ FeCl2 25-30%.
Chúng ta đi tìm hiểu về phương pháp keo tụ FeCL2 trong xử lý nước thải nhé.
Tính chất FeCl2 25-30%
Tính chất vật lý:
- FeCl2 25% – 30% dung dịch là một chất lỏng có màu xanh nhạt, màu trong suốt.
- Nó là một hợp chất hóa học có công thức là FeCl2
- Sắt (II) FeCl2, Clorua khan là những tinh thể lập phương, màu trắng,
- Khối lượng riêng 2,98; nhiệt độ nóng chảy 673o.
- Ở dạng dung dịch FeCl2 có màu xanh nhạt trong suốt.
Tính chất hóa học:
- FeCl2 25% – 30% nóng chảy dẫn điện tốt, dễ tan trong nước, rượu metylic, rượu etylic.
- Sắt (II) có tính chất khử khi tác dụng với chất oxy hoá như oxy, Clorin, thuốc tím,…..
- Tinh thể dạng khan có màu trắng hoặc xám; dạng ngậm nước FeCl2.4H2O có màu xanh nhạt.
- Trong không khí, dễ bị chảy rữa và bị oxi hoá thành sắt (III).
- Điều chế bằng cách cho axit clohiđric tác dụng với mạt sắt rồi kết tinh sản phẩm thu được
Ứng dụng FeCl2 trong xử lý nước thải
Trong nước thải ngành xi mạ, tái chế thường chứa hàm lượng cao các kim loại nặng. Để thu hồi các kim loại này, người ta thường đưa chúng về dạng kết tủa như Al3+, Fe3+, Cr3+,… Một trong những phương pháp hiệu quả là keo tụ bằng hóa chất FeCl2.
Dùng phèn sắt:
Phèn sắt chia làm hai loại là phèn sắt II và phèn sắt III. Khi cho Fe vào nước phân li thành ion Fe2+ và bị thủy phân thành Fe(OH)2. Phèn Fe(III) khi cho vào nước phân li thành ion Fe3+ và bị thủy phân thành Fe(OH)3.
Phản ứng thủy phân: Fe2+ + 2H2O → Fe(OH)2 + 2H+
Fe3+ + 3H2O → Fe(OH)3 + 3H+
Khi bổ sung các tác nhân keo tụ vào trong nước thải, chúng phân li tạo thành các cation Al3+, Fe3+. Chúng tham gia vào các phản ứng hình thành các hạt keo hoặc, các hydroxit. Sau khi bổ sung các chất trợ keo (các polyme mạch dài, cao phân tử), các hạt keo sẽ bị hấp thụ bởi polyme, kết dính với nhau tạo thành bông và lắng xuống.
Đối với các muối sắt, trong môi trường axit sắt tồn tại chủ yếu ở dạng monomer mang điện tích dương như Fe3+, Fe(OH)2+. Nếu hệ là huyền phù tích điện dương thì quá trình keo tụ không diễn ra. Trong môi trường kiềm, dạng tồn tại chủ yếu của sắt là Fe(OH)4-. Vì vậy, nếu hệ huyền phù tích điện âm thì quá trình keo tụ cũng không diễn ra.
Khi lắng cặn được các ion kim loại thì thực hiện tách chiết. Thu hồi lại các kim loại trong nước thải. Nước thải đầu ra sẽ đảm bảo theo tiêu chuẩn xả thải theo QCVN yêu cầu về kim loại nặng. Người dân sẽ tái sử dụng lại được kim loại nặng cần thiết.
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả keo tụ:
Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào:
- Nhiệt độ của nước
- Hàm lượng và tính chất của cặn.
- Ngoài ra người ta có thể dùng các chất trợ đông tụ tổng hợp như podyacrynat, polyacryamil.\
- Trong một vài trường hợp dioxit silic hoạt tính, plyacrynat, polyacryamil được dùng làm chất keo tụ thay phèn. Khác với keo tụ bằng chất điện li hoặc bằng hệ keo ngược dấu, cơ chế phản ứng chủ yếu ở đây chủ yếu là các tương tác hoá học. Do kích thước lớn và dài nên các hợp chất cao phân tử keo tụ các hạt cặn bẩn trong nước dưới dạng chuỗi. Kiểu liên kết này rất thuận lợi cho quá trình hình thành và lắng các bông cặn.
Nguồn nhập FeCl2 uy tín
Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán Hóa chất FeCl2 với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Quý khách hàng có thể an tâm lựa chọn Hóa chất Vũ Hoàng.
Hóa chất Vũ Hoàng- Mr Huy: 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn
Địa chỉ: Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Văn phòng đại diện:
Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội