Trước khi xử lý bất kì một nguồn nước nào, người ta cũng cần phân tích, đánh giá thành phần, mức độ ô nhiễm của nước thải đó. Đối với nước thải sản xuất gỗ ép cũng vậy. Để làm được điều này, chúng ta cần đi từ nguyên nhân, nguồn xả thải của nước thải sản xuất gỗ trước.
Ô nhiễm trong nước thải sản xuất gỗ hình thành như thế nào?
Trước sự thiếu hụt ngày một tăng của nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên, công nghiệp sản xuất ván ép đang ngày một phát triển. Ván ép được tạo nên từ các lớp gỗ (ván mỏng) hoặc vụn gỗ liên kết với nhau bởi chất dán dính (keo). Đây là loại vật liệu được đặc trưng bằng khả năng của nó được thiết kế và cấu tạo cho các ứng dụng trong xây dựng hay trang trí, định hình thẳng hay cong. Ván ép được sử dụng cho mục đích trang trí, xây dựng và kết cấu.
Trong quá trình tẩy gỗ, có hai giai đoạn: loại trừ nhựa và tẩy màu. Trước hết, ta cần phải loại trừ nhựa gỗ. Có hai phương pháp là loại trừ nhựa gỗ bằng dung môi và loại trừ nhựa gỗ bằng alkali. Nếu loại trừ bằng dung môi, thì trong nước thải sẽ chứa các dung môi. Còn nếu sử dụng phương pháp còn lại, thành phần nước thải sẽ bao gồm Na2CO3 và NaOH. Ta cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp này để đạt hiệu quả cao hơn. Sau khi loại trừ nhựa, ta sẽ tiến hành tẩy trắng gỗ bằng một trong các hóa chất thông dụng. Từ quá trình này, nước thải đã chứa rất nhiều chất hóa học độc hại.
Quá trình tạo lớp bề mặt chống xước, chống trầy cũng như chống bay màu của gỗ, có sử dụng rất nhiều các hóa chất. Vì thế nước thải trong giai đoạn này cũng sẽ chưa một dư lượng nhất định của chúng.
Ngoài ra trong các giai đoạn khác cũng tạo ra một lượng lớn vụn gỗ, làm gia tăng độ đục cũng như lượng chất rắn lơ lửng trong nước.
Bên cạnh nước thải từ quá trình sản xuất, còn có nước thải từ việc sinh hoạt cá nhân của công nhân sản xuất. Nguồn thải này chủ yếu là nước thải sinh hoạt, chứa lượng chất hữu cơ cao, vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Ni tơ và phốt pho. Chúng tạo nên điều kiện phú dưỡng hóa, hỗ trợ quá trình phát triển của tảo mạnh mẽ hơn, làm cho nồng độ ô xy hòa tan giảm đi trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật khác.
Trong công đoạn chế biến gỗ, chỉ có giai đoạn ngâm gỗ vào hóa chất phát sinh ra nước thải. Nước thải trong công đoạn này chủ yếu do hàm lượng hóa chất được sử dụng để tăng độ bền cho gỗ, chống mối mọt cho sản phẩm.
Bên cạnh nước thải thải ra từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân, có một vấn đề bất cập mà các chủ đầu tư cực kỳ bận tâm đó là việc thu mua gỗ về dự trữ, trước tác động của thời tiết, khi mưa xuống nước sẽ ngấm vào gỗ, sau đó cùng chảy về khu vực xử lý nước thải, đòi hỏi cần có hệ thống xử lý nước thải sản xuất ván ép/gỗ ép đạt chuẩn.
Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sản xuất gỗ ép
Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sản xuất gỗ ép gây ra, đương nhiên xử lý nước thải là việc làm cấp thiết. Các trạm, hệ thống xử lý nước cần được xây dựng, áp dụng những phương pháp thông thường như lọc, lắng, keo tụ, vi sinh, khử trùng bằng hóa chất xử lý nước thải… giúp giảm thiểu ô nhiễm nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
Bên cạnh đó, cần quy hoạch, sản xuất theo hệ thống, nâng cao dây chuyền công nghệ để giảm thiểu khối lượng cũng như thành phần của nước thải. Sử dụng các biện pháp xử lý nước thải tiên tiến, giảm chi phí, làm tăng giá trị sản xuất lâu dài.
Nếu bạn đang phân vân về giải pháp xử lý nước thải, Hóa chất Vũ Hoàng sẽ giúp các bạn đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng loại nước thải với chi phí thấp nhất. Chúng tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm, là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc xử lý nước luôn đảm bảo đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm, trải nghiệm tốt nhất.
Liên hệ Hotline: 0945609898