Nước thải sản xuất gỗ sau khi được thu gom sẽ trải qua các bể xử lý lý hóa, vi sinh chuyên biệt. Mỗi bể sẽ có những công dụng loại bỏ các hợp chất gây ô nhiễm khác nhau. Quy trình xử lý nước thải gỗ cụ thể sẽ được Vũ Hoàng giới thiệu dưới đây.
1 Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất gỗ
2 Thuyết minh quy trình
Nước thải trong quá trình sản xuất gỗ được được dẫn trong các ống dẫn truyền tải đi qua song chắn rác, nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm như nghẹt bơm, gãy cánh bơm…đồng thời làm giảm 4% lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và được dẫn về hố thu gom.
Thu gom nước thải: Nước thải được tập trung vào đây. Sau đó, lượng nước thải này được bơm về bể điều hòa. Một lượng nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh cá nhân của các công nhân, nguồn thải này được đưa vào bể tự hoại để xử lý sơ bộ nguồn nước trước khi thải vào bể điều hòa
Bể điều hòa: Máy thổi khí tại đây có thể xáo trộn đều nước thải, tránh sự biến động hàm lượng chất hữu cơ ảnh hưởng hoạt động của vi sinh vật trong bể xử lý sinh học. Ngoài ra, cần kiểm soát pH (nâng pH của nước đến 8 – 9.5 bằng NaOH) của nước để tạo điều kiện tối ưu cho trước khi đến bể keo tụ tạo bông. Bể điều hòa còn giúp ngăn cản việc các chất lắng đọng dưới đáy bể, sinh khí gây mùi hôi như metan ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng dân cư và sinh vật xung quanh nhà máy.
Bể keo tụ tạo bông: Tại bể này, hóa chất xử lý nước thải PAC được sử dụng làm xúc tác cho hiện tượng keo tụ. Nguyên lý hoạt động của bể này là các hạt keo cùng loại có thể hút nhau tạo thành những tập hợp hạt có kích thước và khối lượng đủ lớn để có thể lắng xuống do trọng lực. Hiện tượng tạo bông là hiện tượng các chất co cụm thành bông được tạo từ các chất cao phân tử tan trong nước và có ái lực tốt với các hạt keo hoặc các hạt cặn nhỏ. Sau đó, Polymer có tác dụng liên kết các bông bùn lại thành các bông bùn lớn, thuận lợi cho quá trình lắng bùn tiếp theo.
Bể lắng hóa lý: nước thải sau bể keo tụ tạo bông chứa các bông cặn sẽ được lắng tại đây. Lượng bông cặn dưới đáy này sẽ được chuyển vào bể chứa bùn, còn nước thải sẽ được đưa vào bể anoxic cho quá trình xử lý sinh học.
Nước thải được dẫn qua bể Anoxic và bể Aerotank.
Cơ chế chính của bể Anoxic là sử dụng các vi sinh vật dị dưỡng là vi khuẩn hiếu khí Nitrisomonas và Nitrobacter hoạt động trong môi trường tùy nghi oxy hóa ammonia NH3 thành Nitrite NO2– và cuối cùng là Nitrate NO3–. Ở bể Anoxic còn có sử dụng thêm máy khuấy trộn với mục đích giúp khuấy trộn nước thải tạo ra môi trường thuận lợi để vi sinh vật thiếu khí phát triển và tạo dòng chảy qua bể sinh học hiếu khí trước khi được khử trùng.
Trong bể Aerotank, vi sinh vật trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và nước làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám. Oxy hòa tan sẽ được cung cấp từ máy thổi khí qua hệ thống ống phân phối. Hiệu suất loại bỏ BOD của Aerotank giảm khoảng 80–85% so với đầu vào. Do vậy đến lúc này, nước thải hầu như đã được làm sạch. Nước thải sau khi ra khỏi bể hiếu khí Aerotank sẽ chảy tràn qua bể lắng sinh học.
Bể lắng sinh học: Ở đây phần lớn bùn sinh học (bùn hoạt tính) có trong nước thải sẽ được lắng xuống đáy thiết bị. Một phần bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để đảm bảo lượng bùn luôn ổn định cho vi sinh vật hoạt động. Phần bùn dư sẽ được xả bỏ theo định kỳ để xử lý. Nước thải sau bể lắng được khử trùng bằng Chlorine nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh như coliform, … Nước ra khỏi hệ thống bây giờ đã phù hợp với quy định xả thải và được thải ra nguồn tiếp nhận.
Trên đây là toàn bộ quá trình xử lý nước thải sản xuất gỗ. Quý khách hàng co nhu cầu cần tư vấn xử lý nước thải, vui lòng liên hệ với Vũ Hoàng theo địa chỉ:
Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Website: www.vuhoangco.com.vn
Hotline: 0945609898