Việt Nam là đất nước có 2/3 diện tích được bao phủ bởi rừng. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng gỗ rừng làm đồ nội thất, đồ trang trí… ngày càng tăng đáp ứng cuộc sống ngày càng nâng cao của người dân. Nếu biết khai thác đúng cách, chúng ta là đất nước có tiềm năng phát triển ngành sản xuất, chế biến gỗ rừng. Tuy nhiên việc sản xuất không đi đôi với xử lý chất thải có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đới đời sống người dân quanh khu vực.
Tình trạng sản xuất gỗ rừng thiếu tập trung ở nước ta
Thực tế cho thấy, có tới hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng với quy mô nhỏ lẻ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức, mẫu mã hàng (gỗ bóc, gỗ thanh, gỗ ván…). Do lợi nhuận và làm ăn với tâm lý “xổi” nên đại đa số những cơ sở này chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc xử lý tác động đối với môi trường. Khi đến thăm các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn các tỉnh, bạn có thể dễ dàng nhận thấy tác động lớn nhất đối với môi trường là khí thải, nước thải, chất thải rắn, bụi và tiếng ồn. Những yếu tố này tồn tại song hành với quá trình sản xuất của cơ sở gây nên những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.
Ô nhiễm bụi
Đối với khí thải, đây là nguồn thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm ra vào khu vực vốn là những chiếc xe “đầu ngang”, “đầu dọc” chạy dầu đã cũ, chở gỗ nặng khi tăng ga xả khói bốc đen kịt. Nguồn khí thải nữa là lượng khí bốc ra từ việc sấy gỗ, từng cuộn khí mang theo mùi chua chua của gỗ ẩm, mùi hôi hôi của nấm mốc đua nhau bốc thẳng lên trời ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng không khí xung quanh khu vực.
Ô nhiễm nước thải
Đối với nước thải, gồm có nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất gỗ. Việc xử lý nước thải chưa thực sự được quan tâm. Nguồn nước thải này hầu hết không được tập trung và xử lý, không có các bể lắng và phương tiện chuyên dùng để hút cặn lắng, nhiều chỗ nước thải tràn lênh láng ra nền xưởng, hòa trộn với lượng chất thải rắn sản xuất như mạt cưa, vỏ cây rồi phân hủy, gây nên mùi khó chịu khi đến gần.
Tình trạng này xảy ra tại hầu hết các cơ sở sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ, thậm chí nhiều cơ sở còn trực tiếp thải nước bẩn xuống các dòng sông, suối khiến cho bề mặt sông suối nổi váng gỗ, mạt cưa bốc mùi khó chịu.
Ô nhiễm tiếng ồn
Nói đến bụi – đây là nguồn ô nhiễm chủ yếu đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ. Bụi sinh ra từ quá trình cưa xẻ gỗ chủ yếu là bụi mạt cưa, bụi này nhẹ nên theo gió bay tứ tung. Trong khi đó, các cơ sở này chỉ dùng các biện pháp che chắn xung quanh rất tạm thời khiến bụi có thể dễ dàng phát tán trong không khí, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan. Cộng với lượng tiếng ồn rất lớn sinh ra từ hoạt động cưa xẻ gỗ khiến quanh khu vực sản xuất sự phát tán âm thanh ra ngoài môi trường rất lớn.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến gỗ còn tổ chức hoạt động trong giờ cao điểm, giờ nghỉ ngơi của người dân, tiếng ồn phát sinh từ máy các phương tiện tham gia giao thông, vận chuyển nguyên, nhiên liệu cũng như việc vận chuyển sản phẩm ra vào khu vực, tiếng máy chạy bóc, xẻ gỗ thường xuyên khiến cho nhiều khu vực trở nên ô nhiễm tiếng ồn quá giới hạn cho phép…
Khí thải, nước thải, chất thải rắn, bụi và tiếng ồn là những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường rất lớn do các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ nhỏ lẻ gây nên… Tuy vậy, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có giải pháp nào được thực hiện triệt để các vấn đề này. Đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn của các cấp chính quyền, ban ngành, đồng thời nâng cao ý thức người dân để hạn chế phát sinh thêm những có sở sản xuất tương tự.
Hóa chất Vũ Hoàng- phân phối hóa chất xử lý nước thải chuyên nghiệp
Website: www.vuhoangco.com.vn
Hotline 0945609898
Địa chỉ: Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh