Hiện nay, trên địa bàn cả nước, từ các hộ chăn nuôi gà nhỏ lẻ đần dần tập hợp thành các cơ sở, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng đồng thời cũng có nhiều ảnh hưởng đến môi trường từ nước thải chăn nuôi gà. Để đảm bảo sự phát triển về kinh tế và an toàn về môi trường, Xử lý nước thải chăn nuôi gà là cần thiết và bắt buộc.
1 Tính chất nước thải chăn nuôi gà
Cũng như chăn nuôi lợn, gà cũng là một vật nuôi quen thuộc, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn ở nước ta. Nếu như trước đây, chăn nuôi gà chủ yếu được thực hiện nhỏ lẻ tại các hộ gia đình thì hiện nay, các trang trại chăn nuôi gà có quy mô đang được đầu tư, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu.
Nước thải chăn nuôi gà thường phát sinh từ quá trình dọn rửa chuồng trại, chứa nhiều chất thải của gà, vụn thức ăn chăn nuôi, lông và các chất thải rắn khác. Nồng độ Tổng Nito, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước cao. Ngoài ra có có 1 lượng rất lớn vi sinh vật gây hại như coliform.
Các trang trại chăn nuôi gà và các loại gia cầm có quy mô vừa và lớn, lượng chất thải và nước thải thải ra lớn. Các trang trại chăn nuôi này thường phải xử lý Biogas để tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời giảm bớt nồng độ chất thải có trong nước thải. Sau đó, mới đưa qua hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà trước khi thải ra ngoài môi trường. Một hệ thống xử lý nước thải nuôi gà cần được thiết kế, xây dựng theo một quy trình thống nhất, được các đơn vị chuyên ngành tính toán tỉ mỉ phù hợp với tính chất, quy mô dòng thải của từng trang trại, được sự kiểm nghiệm của các cấp chính quyền, đáp ứng yêu cầu xả thải của địa phương.
Dưới đây, Hóa chất Vũ Hoàng xin giới thiệu một quy trình xử lý nước thải cho trang trại chăn nuôi gà, mời quý bạn đọc tham khảo
2 Quy trình xử lý nước thải nuôi gà sau Biogas
Nước thải chăn nuôi gà đầu tiên sẽ được tập trung tại hố gom để chuẩn bị đưa vào hệ thống xử lý. Trước hố gom được đặt một song chắn rác, giúp cản lại các loại rác có kích thước lớn như đá, lông….
Nước thải qua song chắn ra sẽ đến hồ gom, tránh để các loại rác làm nghẹt đường ống trong hệ thống xử lý.
Bể điều hòa: Với hệ thống sục khí xáo trộn liên tục nước thải, Bể điều hòa có thể điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất thải trước khi được xử lý sinh học. Nước thải được bơm qua bể điều hòa giúp tránh sốc tải trọng, gây chết vi sinh vật ở công trình sinh học phía sau.
Sau bể điều hòa sẽ là cụm bể xử lý sinh học bao gồm bể Kỵ khí – Anoxic – Aerotank.
Kỵ khí – Anoxic – Aerotank: Tại các cụm bể này chứa các vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Nhờ hoạt động sống của các loại vi sinh vật này mà các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được loại bỏ, tạo thành các bông bùn lớn. Sau hệ thống xử lý sinh học này, COD và BOD trong nước thải sẽ giảm đến 85%.
Bể lắng: Nước thải sau xử lý sinh học được đưa vào bể lắng. Các bông bùn tại đây sẽ lắng xuống và được đưa về bể chứa bùn để định kỳ thải bỏ, một phần được tuần hoàn lại về bể Aerotank.
Bể khử trùng: Nước thải sau lắng đã được giảm thiểu các chất ô nhiễm đáng kể sẽ được đưa đến bể Khử trùng, Chlorine có trong bể sẽ khử các vi sinh vật gây hại.
Cuối cùng là bể lọc áp lực: Bể này sẽ lọc các chất cặn lắng còn sót lại trong nước thải. Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi gà sẽ đạt Quy chuẩn xả thải.
Với hơn 20 năm hoặt động, Hóa chất Vũ Hoàng thường xuyên thực hiện các hệ thống xử lý nước thải ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình, Vũ Hoàng sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà.
Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải, mua hóa chất xử lý nước thải chăn nuôi gà, có thể liên hệ trực tiếp qua website của Vũ Hoàng:www.vuhoangco.com.vn