Thành phần, tính chất của nước thải xi mạ, hướng xử lý hiệu quả nước thải ngành xi mạ

Nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, hàng loạt khu công nghiệp mọc lên, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Đó là mặt tích cực, nhưng kéo theo đó là mặt tiêu cực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một trong những ngành được yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý chất thải là gia công kim loại, chất thải xi mạ chứa các tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà máy, xưởng sản xuất đều bắt buộc phải có khu xử lý nước thải, quy trình, cách x lý nưc thi xi m đạt chuẩn.

1 Thành phần và tính chất nước thải xi mạ (Xử lý nước thải xi mạ)

Nước thải xi mạ có tính chất gì?
Nước thải xi mạ có tính chất gì?

Nước thải xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ axit (pH= 2 – 3) đến rất kiềm (pH= 10 – 11). Đặc trưng chung của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Thùy theo kim loại của lớp mà mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni… và cũng tùy thuốc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, cromat… Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt… nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe…

Nước thải nên tách riêng thành 3 dòng riêng biệt:

  • Dung dịch thải đậm đặc từ các bể nhúng, bể ngâm.
  • Nước rửa thiết bị có hàm lượng chất bẩn trung bình (muối kim loại, dầu mỡ và xà phòng…)
  • Nước pha loãng

Để an toàn và dễ xử lý thì dòng axit cromic và dong cyanide sẽ được tách riêng. Chất gây ô nhiễm nước thải xi mạ có thể chia làm vài nhóm sau:

  • Chất ô nhiễm độc như cyanide CN, Cr6+, F
  • Chất ô nhiễm làm thay đổi pH như dòng axit và kiềm
  • Chất ô nhiễm hình thành cặn lơ lửng như hydroxit, carbonat và phosphat
  • Chất ô nhiễm hữu cơ như dầu mỡ, EDTA…

2 Nguồn phát sinh nước thải xi mạ (Xử lý nước thải xi mạ)

Nguồn phát sinh nước thải xi mạ chủ yếu từ các khâu sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy và tính chất nước thải xi mạ phụ thuộc và loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm… Nước thải từ khâu sản xuất trong các xí nghiệp thường chia làm 2 loại: nguồn thải từ quá trình mạ và quá trình làm sạch bề mặt chi tiết.

  • Nước thải từ quá trình mạ: 

Dung dịch trong bể mạ có thể bị rò rỉ, rơi vãi hoặc bám theo các gá mạ và các chi tiết ra ngoài. Các bể mạ sau một thời gian vận hành cần phải được vệ sinh nên đã thải các chất bẩn, cặn theo dòng nước thải ra ngoài. Do đó, phát sinh lượng nước thải tuy không nhiều nhưng chất ô nhiễm đa dạng, nồng độ chất ô nhiễm cao (Cr6+, Ni2+, CN)

Nước tahir từ quá trình mạ có nồng độ ô nhiễm cao
Nước tahir từ quá trình mạ có nồng độ ô nhiễm cao
  • Nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết:

Trên bề mặt kim loại thường có dầu mỡ bám vào do các giai đoạn bão dưỡng và đánh bóng cơ học. Để đảm bảo chất lượng lớp mạ các chi tiết trước khi mạ cần đượng làm sạch bề mặt bằng các phương pháp tẩy dầu mỡ hóa học, dùng dung môi hoặc điện hóa. Vì vậy lượng nước thải phát sinh trong quá trình này nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm nhỏ, chủ yếu là kiềm, axit và dung dịch

Ngoài ra, nước thải xi mạ còn bao gồm cả nước thải sinh hoạt của công nhân, nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng…

3 Xử lý nước thải ngành xi mạ như thế nào?

Như đã nói ở trên, nước thải ngành xi mạ bao gồm rất nhiều chất độc hại, kim loại nặng, do đó, để xử lý chúng không thể dùng 1,2 phương pháp cụ thể, cần có một hệ thống, khu xử lý nước thải kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau như: sử dụng hóa chất xử lý nước, phương pháp vật lý, vi sinh…

Để hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ, vui lòng liên hệ với Vũ Hoàng theo địa chỉ dứơi đây để nhận tư vấn:

– Website: www.vuhoangco.com.vn

– Hotline: 0945609898

Xem thêm: Hóa chất công nghiệp, hóa chất dệt nhuộm.