Thực trạng hiện nay, lượng lớn nước thải chăn nuôi, nhất là các gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ đang được xả thẳng ra nguồn nước chung, gây ô nhiễm nước trầm trọng. Yêu cầu cần phải xử lý nước thải chăn nuôi trước khi đưa ra ngoài môi trường. Hình thức xử lý, quy trình xử lý phải phù hợp và đúng cách để không ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi cũng như tiết kiệm chi phí.
1 Đặc điểm nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là nước thải có khả năng ô nhiễm môi trường vì có hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng và có N, P, mầm bệnh nguy hiểm.
1.1 Chất hữu cơ và vô cơ
Trong nước thải chăn nuôi heo có chất vô cơ và hữu cơ chiếm đến 70%. Hầu hết các chất hữu cơ luôn dễ phân hủy và chiếm 30% bao gồm đất, cát, muối, ure, SO42.
1.2 Nito và photpho
Theo như chuyên gia về chăn nuôi đã nghiên cứu khả năng hấp thụ N và P của loài gia súc rất kém. Chính vì thế khi không hấp thụ được chúng sẽ bài tiết qua phân và nước tiểu. Chính vì thế mà chất thải chăn nuôi heo sẽ có lượng N và P rất cao. Thông thường hàm lượng N có trong chất thải chăn nuôi từ 600-1100mg/l và P từ 40-100mg/l.
1.3 Vi sinh vật gây bệnh
Đã là nước thải chăn nuôi nên sẽ chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng và virus hay trứng ấu, trứng giun sẽ gây nên một vài bệnh lý hết sức nguy hiểm cho con người. Chính vì thế mà hiện nay bộ tài nguyên và môi trường đã làm gay gắt và nghiêm khắc về vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
2 Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi với con người và môi trường
2.1 Đối với con người
Ảnh hưởng đầu tiên chắc các bạn cũng có thể biết đến là sức khỏe của con người và động thực vật nơi có nguồn chất thải chăn nuôi. Với những địa điểm này, thường thì thực vật và động vật rất khó sống. Không những thế, ngay cả sức khỏe con người cũng bị đe dọa một cách trầm trọng. Hầu hết những người sống tại đây thường xuyên mắc phải những bệnh như tiêu chảy, đau đầu, ói mửa… tất cả đều do bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối khó chịu của các chất thải vật nuôi.
Nguy hiểm hơn nữa, đây thường là địa điểm trú ngụ của nhiều loại côn trùng gây nguy hiểm, như ruồi, muỗi, gián, các vi khuẩn gây bệnh… đây là những sinh vật rất dễ dàng truyền các bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, hay nguy hiểm hơn là mần móng của các bệnh ung thư, hô hấp…
2.2 Đối với môi trường
Tuy không độc hại như các chất thải công nghiệp nhưng ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường là vô cùng lớn nếu không được xử lý. Các chất thải này gây mùi hôi thối, cản trở dòng chảy lưu thông của nước. Nồng độ dinh dưỡng trong đất, nước, nơi chất thải thường xuyên chảy qua cũng bị ảnh hưởng, làm cho cây trồng phát triển không đúng quy trình, cho năng xuất kém. Chất thải, nước thải chăn nuôi cũng được xem như những ổ dịch gây bệnh cho con người, vật nuôi rất nhiều. Các loại dịch bệnh như H5N1, H1N1… Các loại ký sinh trùng được hình qua quá trình hô hấp và thải trực tiếp của vật nuôi.
3 Xử lý nước thải chăn nuôi như thế nào?
Như đã nói ở trên nếu không xử lý nước thải sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bởi phân của vật nuôi sẽ chứa nhiều chất như N, P, Cu, Niken và vi sinh vật gây hại. Những sinh vật này ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, đất và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người.
Chính vì thế cần phải có cách xử lý nước thải chăn nuôi để đảm bảo môi trường đực không làm rối loạn độ phì nhiêu của đất và chất lượng cây trồng. Để giải quyết vấn đề này, mời các bạn đọc bài viết “Giải pháp cho nước thải ngành chăn nuôi” của Hóa chất Vũ hoàng nhé!
Hóa chất Vũ Hoàng- chuyên hóa chất xử lý nước thải chuyên nghiệp