Sử dụng vôi bột trong nuôi trồng thủy sản

Vôi bột là một hóa chất được sử dụng rất rộng rãi để nâng độ pH của đất, nước, cải tạo môi trường sống. Vậy tác dụng của chúng trong nuôi trồng thủy sản như nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về loại hóa chất này.

Các loại vôi nói chung đều có tính kiềm mạnh, do đó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản làm tăng độ kiềm, khử phèn trong đất và nước, diệt tạp chất, giảm tảo và sát khuẩn bờ ao, đáy ao, làm trong nước, giảm CO2, phân hủy mùn bã đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho tôm cá.

I Các loại vôi thường dùng

Trên thị trường hiện nay thường dùng 4 loại vôi sau với các mục đích sử dụng khác nhau:

CaO (vôi nóng, vôi nung, vôi sống): làm tăng mạnh pH, chỉ dùng khi cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi tôm, cá.

Vôi bột Ca(OH)2 (vôi tôi): dùng cải tạo ao, tăng pH đất, nước

– CaCO3 (vôi đá, vôi nông nghiệp, super canxi): hạ phèn, khử trùng

– Dolomite (Vôi đen CaMg(CO3)2): hạ phèn, ít ảnh hưởng tới pH.

Vôi CaO

II Tác dụng của vôi đối với ao chuông, các loài thủy sản

  • Tác dụng đầu tiên phải kể đến đó là vôi bột giúp hạ phèn đất và nước, diệt được cá tạp có hại, rong tảo và cả các mầm bệnh trong ao.
  • Vôi giúp cho mùn bã đáy ao được phân hủy, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện, thức ăn tự nhiên của tôm cá cũng từ đó mà phong phú hơn.
  • Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực tiếp đến tôm trong việc hình thành vỏ, tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh.

Như vậy, đối với ao,bè nuôi cá tôm thì vôi có tác dụng đa năng, vừa là chất phòng trừ địch hại, dịch bệnh vừa cải thiện môi trường. Vôi còn là loại phân bón làm tăng độ màu mỡ của ao, do đó, dùng vôi có tác dụng cao. Tuy nhiên vôi phải chọn mua vôi có chất lượng tốt, không bị pha tạp chất (đất, cát) và phải được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc.

III Hướng dẫn sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản.

1. Nếu cải tạo ao nuôi

Nên sử dụng vôi xay nóng CaO, liều lượng sử dụng 70 – 100 kg/ 1000m2, hoặc dùng vôi bột Ca(OH)2, sau khi xả cạn nước, rải khắp mặt đáy ao, lúc còn ẩm. Ngoài ra còn sử dụng vôi xay nóng rải quanh bờ ao nuôi để sát khuẩn, khử phèn mỗi khi trời mưa.

2. Nếu dùng để hạ phèn

Trong ao nuôi, vào mùa mưa hay ở những vùng đất phèn thường có hiện tượng rữa trôi phèn sau những trận mưa và xì phèn từ đáy ao. Trong trường hợp này thường dùng vôi bột CaCO3 (Calci) với liều lượng như sau:
+ Đối với ao nuôi cá con: liều dùng từ 30 – 40 kg/1000m2, hòa với nước, để lắng lấy nước trong tạt xuống ao (làm lại nhiều lần).
+ Đối với ao nuôi cá lớn, tôm: liều dùng từ 10 – 20 kg/1000m2, hòa với nước rồi tạt xuống ao không cần lắng trong.
+ Đối với bè nuôi cá: treo bịch, liều dùng từ 2 – 4 kg/10m3 nước trong bè, treo thành bịch nhỏ đầu dòng chảy.

3. Dùng vôi điều chỉnh lượng trong của nước ao, đầm

Vôi bón xuống ao sẽ làm lắng chìm các chất hữu cơ dạng keo lơ lững trong nước, làm cho nước sạch. Qua thực tế sau mỗi trận mưa, nước dồn xuống ao nuôi, nước có nhiều phù sa và nước ao bị đục, hạn chế sự chiếu sáng vào nước, cản trở sự quang hợp của thực vật thủy sinh, ao bị thiếu dưỡng khí cho tôm cá. Dùng vôi CaCO3 (Calci) để điều chỉnh độ trong của nước ao, liều lượng 10 – 20 kg/1000m2, hòa với nước tạt khắp ao, độ trong sẽ trở lại bình thường.

Bón vôi cho ao cá
Bón vôi cho ao cá

4. Dùng vôi để ngăn ngừa bệnh trên tôm cá.

Ngoài ra trong suốt quá trình nuôi cá tôm, định kỳ 10 – 15 ngày nên bón vôi CaCO3 (Calci) vào ao một lần, liều lượng từ 10 – 20 kg/1000m2 (đối với bè thì treo túi vôi liều lượng 2 – 4 kg/10m3 nước bè), vì đây là hình thức phòng bệnh cho cá tôm hữu hiệu và rẻ tiền nhất. Nếu thường xuyên áp dụng biện pháp này thì cá tôm sẽ ít bị bệnh.

Liên hệ mua vôi:

Hóa chất Vũ Hoàng- Mr Huy: 0945609898

Email: huybc@vuhoangco.com.vn

Địa chỉ: Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Văn phòng đại diện:
Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội