Ngành sản xuất sơn ở Việt Nam ngày càng phát triển vì ngày càng có nhiều dự án, công trình xây dựng được thi hành nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu của con người như về nhà ở, bệnh viện, trường học, mua sắm… Bên cạnh lợi ích kinh tế mà ngành này mang lại thì các vấn đề về môi trường của quá trình sản xuất sơn cũng được rất nhiều người quan tâm. Các hệ thống xử lý nước thải nhiễm sơn bắt buột phải được đầu tư kỹ vì nước thải sinh ra từ hoạt động sản xuất sơn có nguy cơ ô nhiễm hữu cơ rất cao. Nếu không có quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi xả thải sẽ làm ô nhiễm nguồn nước cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái vi sinh vật và chất lượng môi trường sống của con người.
1 Nước nhiễm sơn bắt nguồn từ đâu?
Nước vệ sinh thiết bị sản xuất: Giai đoạn rửa thiết bị cũng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Giai đoạn này chứa rất nhiều kim loại nặng và dung môi hữu cơ…
Nước làm mát: Nước thải có độ phân tán cao, độ nhiệt học, màu sắc cũng như tính chất độc hại cao.
Thành phần, tính chất của nước thải sơn
Nước thải sơn có thành phần COD và SS cao. Ngoài ra, nước thải sản xuất sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, có độ độc cao, màu sắc, mùi cao.
Sau đây là bảng thông số ô nhiễm của nước thải sản xuất sơn:
STT | Thông số | Nộng độ nước thải đầu vào | QCVN 40:2011/BTNMT, cột B |
1 | pH | 8,5 | 5,5-8 |
2 | BOD5 | 588 mg/l | 50 |
3 | COD | 5621 mg/l | 100 |
4 | SS | 2109 mg/l | 100 |
5 | Độ đục | 4820 | – |
2 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhiễm sơn
Nước thải từ quá trình sản xuất được dẫn qua lưới chắn rác để loại bỏ rác và tạp chất có trong nước thải. Sau đó nước được dẫn qua một bể thu gom nước thải. Nước thải từ bể thu gom được bơm lên bể phản ứng để diễn ra phản ứng feton, oxi hóa các chất hữu cơ khó phân hủy, mạch dài thành các hợp chất đơn giản, dễ phân hủy. Các hóa chất FeSO4, H2O2 và HCl được bơm vào bể để duy trình pH =3 – 4, quá trình phản ứng sinh ra Fe3+ đóng vai trò như là chất keo tụ. Do vậy nước ra khỏi bể feton được dẫn qua bể tạo bông để điều chỉnh pH về trung tính (pH > 7), để diễn ra quá trình keo tụ, tạo các bong cặn có kích thước lớn. Công đoạn này các hóa chất NaOH, polymer anion được thêm vào bể. Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể lắng 1 để lắng các bông cặn, loải bỏ SS và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Nước từ bể lắng 1 được dẫn qua bể trung gian để chứa nước và sục khí để loại bỏ các sản phẩm của quá trình phân hủy feton. Nước từ bể trung gian được bơm lên bể vi sinh để xảy ra quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước bỡi các vi sinh vật có trong nước.
Hỗn hợp bùn và nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để lắng bùn vi sinh. Bùn vi sinh lắng ở đáy được hồi lưu lạ bể hiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh trong bể thích hợp. Phần bùn dư được thải về bể chứ bùn. Phần nước trong được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải. Nước từ bể khử trùng được bơm ra cống thoát nước thải của KCN.
Ưu điểm của công nghệ
- Xử lý triệt để được chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…) → đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
- Hiệu quả xử lý cao, đảm bảo đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận, QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.
- Đảm bảo tính mỹ quan
- Ít tốn diện tích
- Hiện đại hóa cao.
- Tự động hóa cao cho người vận hành.
- Dễ dàng vận hành, tất cả đều tự động
Thông tin từ Hóa chất Vũ Hoàng- chuyên sản xuất, phân phối hóa chất xử lý nước cấp, nước thải, nước nhiễm sơn, nước ô nhiễm nặng…
Liên hệ tư vấn: Mr. Huy- 0945609898