Nước thải gia công kim loại cũng giống như các loại nước thải nói chung, nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra những hậu qủa nghiêm trọng đối với môi trường và con người. Để xử lý nước thải ngành gia công kim loại, người ta sử dụng những phương pháp nào? Chúng ta hãy cùng Vũ Hoàng tìm hiểu ngay bây giờ.
1 Gia công kim loại là gì?
Quá trình gia công kim loại là quá trình chuyển đổi kim loại từ dạng tấm, ống, thoi thành các sản phẩm thương mại dùng trong công nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác. Quá trình gia công kim loại bao gồm:
- Gia công tạo hình sản phẩm bằng các phương pháp cơ học như tiện, cắt, hàn, ghép nối hay bằng phương pháp nhiệt như đúc, rèn…
- Làm sạch bề mặt như cạo rỉ sắt, tẩy rửa các tạp chất bám trên bề mặt.
- Gia công bề mặt như sơn, mạ điện… để tạo lớp bảo vệ bề mặt kim loại chống sự ăn mòn, tăng độ cứng bề mặt, chống mài mòn, tăng độ dẫn nhiệt, dẫn điện…
2 Quy trình hình thành tính chất của nước thải sản xuất kim loại
Trong công nghiệp gia công kim loại, sản phẩm thường được mạ đồng, kẽm, crom, niken… có nghĩa dung dịch mạ chứa thành phần chủ yếu là các hợp chất của các kim loại đó.
Sản phẩm trước khi đưa vào mạ cần được xử lý sạch bề mặt để tạo điều kiện dễ bám và phủ đều dung dịch mạ. Cạo rỉ, cạo lớp sơn, mạ cũng có thể bằng phương pháp khô hay phương pháp ướt. Nếu dùng nước để rửa thì nước thải từ công đoạn này chứa rỉ sắt, các tạp chất, dầu, mỡ. Nếu làm sạch bằng phương pháp hoá học thì thường dùng xút (NaOH) và axit (H2SO4, HCl). Do vậy, nước thải có thể mang tính kiềm hay axit.
Sau đó sản phẩm được nhúng vào bể mạ chứa dung dịch mạ và chất trợ dung như NH4Cl, NaCN… Thông thường, quá trình tẩy rửa bề mặt kim loại và mạ phủ bề mặt thực hiện theo phương thức gián đoạn. Các dung dịch tẩy rửa, dung dịch mạ được thải bỏ định kỳ khi chúng không còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn với hàm lượng cao các kim loại nặng và các hoá chất.
Các dòng thải khác là từ công đoạn rửa sản phẩm sau mạ, rửa sàn, thiết bị đều chứa xyanua (CN–), kim loại nặng, axit…
Tóm lại nước thải công nghệ mạ sơn… tạo bề mặt bảo vệ kim loại, có hàm lượng cao kim loại và các thành phần của chất trợ dung như CN–, SO42-… ngoài ra còn chứa dầu mỡ.
3 Xử lý nước thải gia công kim loại bằng những phương pháp nào?
a) Phương pháp xử lý kết tủa hoá học:
- Phương pháp này dựa trên phản ứng hoá học giữa hóa chất xử lý nước thải được đưa vào với kim loại cần tách. Ở pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa, lắng xuống đáy và được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lọc hoặc hút.
b) Phương pháp xử lý trao đổi ion:
- Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng ionit là nhựa hữu cơ tổng hợp, các chất cao phân tử có gốc hydrocacbon và các nhóm chức trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong các cột cationit và anionit.
c) Phương pháp xử lý điện hoá:
- Đây là phương pháp sử dụng quá trình oxy hoá khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa kim loại nặng khi cho dòng điện một chiều chạy qua. Bằng phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước, không phải bổ sung hoá chất. Song chỉ thích hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao (>1g/L) và chi phí điện năng tiêu thụ khá lớn.
d) Phương pháp xử lý sinh học:
- Một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo… Với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60mg/L và bổ sung đủ chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật. Phương pháp này cần diện tích lớn và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém.
Trong các phưng pháp nêu bên trên, phương pháp thông dụng để xử lý nước thải chứa kim loại nặng là kết tủa hoá học hết hợp với đông keo tụ bởi nó tiết kiệm chi phí nhưng lại có hiệu quả xử lý cao
Hóa chất Vũ Hoàng có bán hóa chất keo tụ, hóa chất trợ lắng xử lý nước thải Quý khách hàng có nhu cầu mua hóa chất chất lượng với giá tốt, vui lòng gọi cho chúng tôi qua số hotline 0945609898 để được tư vấn.