Quá trình keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải

Như chúng ta đã biết, trong bất cứ quá trình xử lý nước nào như: nước mặt, nước thải hay ngầm đều có các hạt cặn, hạt rắn có kích thước khác nhau. Để xử lý các chất rắn này bằng phương pháp cơ học thì chỉ loại bỏ được các hạt cặn, rắn có kích thước tương đối lớn. Còn các hạt cặn, rắn có kích thước nhỏ hơn thì chúng ta phải áp dụng phương pháp keo tụ – tạo bông để loại bỏ. Phương pháp này được thực hiện trong các bể keo tụ – tạo bông trong thực tế.

Tham khảo thêm: Hóa chất keo tụ tạo bông PAC

Tìm hiểu quá trình keo tụ – tạo bông.

Trong nước thải, nước mặt thường tồn tại các chất lơ lửng là những hạt keo, có kích thước rất nhỏ có điện tích âm. Việc loại bỏ các hạt keo lơ lửng nầy không được thực hiện bằng phương pháp lắng vì chúng không có khả năng tự lắng.

Các hạt keo có xu hướng đẩy nhau, do cùng điện tích và mang tính hồn loạn trong dung dịch.

Cấu tạo hạt keo

Các hạt keo được cấu tạo thành 2 lớp.

Lớp trong cùng có điện tích (-), lớp vỏ phía ngoài có điện tích (+).

Sự chênh lệch giữa lớp bề mặt hạt keo với dung dịch gọi là thế điện động Zeta.

Thế điện động Zeta hạt keo càng âm thì hạt keo càng bền.

Quá trình keo tụ – tạo bông diễn ra như thế nào?

Quá trình keo tụ là quá trình bổ sung các ion mang điện tích trái dấu (điện tích dương) nhằm trung hòa điện tích các hạt keo có trong nước. Qua đó, làm tăng thế điện động Zeta, phá vỡ độ bền của hạt keo, ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn trong nước.

Quá trình tạo bông: là quá trình liên kết các bông cặn với nhau sau khi quá trình keo tụ xảy ra. Để thực hiện quá trình này, trong thực tế người ta sử dụng phương pháp khuấy, với tốc độ cánh khuấy nhỏ. Qua đó nhằm tăng kích thước, khối lượng bông cặn để bông cặn có thể thắng được trọng lực và lắng xuống.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể keo tu – tạo bông

Cấu tạo bể keo tụ – tạo bông

Bể trộn hóa chất keo tụ:

  • Các chất keo thụ thông thường sử dụng trong thực tế là Phèn nhôm, phèn sắt, PAC.. Các chất keo tụ sẽ được trộn đều trong bể keo tụ. Nhằm tăng quá trình keo tụ, trong một số trường hợp người ta thêm vào hòa chất trợ keo tụ để quá trình keo tụ diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
  • Khi chất keo tụ cho nào nước thì dưới tác dụng của cánh khuấy sẽ làm cho hóa chất keo tụ tiếp xúc trực tiếp, hoàn toàn với các hạt keo có trong nước.
  • Các loại hóa chất keo tụ được sử dụng trong thực tế:

Bể phản ứng – tạo bông

  • Dưới tác dụng của cánh khuấy nhưng với tốc độ nhỏ hơn thì các bông cặn nhỏ tiến hành liên kết với nhau tạo thành bông cặn lớn hơn.
  • Các bông cặn có khối lượng lớn thắng được trọng lực nên lắng được. Quá trình nầy được gọi là quá trình đông tụ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo bông mà chúng ta cần chú ý đến:

  • pH
  • Nhiệt độ
  • Tốc độ khuấy

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ tạo bông

  • Nhiệt độ:

Là yếu tố đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến là nhiệt độ. Khi nhiệt độ nước tăng, sự chuyển động hỗn loạn của các hạt keo tăng lên, làm tăng số lần va chạm và dẫn đến hiệu quả kết dính hạt keo tăng lên.

Trong thực tế cũng đã chứng minh rằng: khi nhiệt độ tăng thì lượng phèn cần keo tụ giảm. Bên cạnh đó, thời gian và cường độ khuấy trộn cũng giảm.

Nhiệt độ thích hợp cho quá trình keo thụ bằng phèn nhôm20 – 40oC, tốt nhất là 35 – 45oC..

Đối với Phèn Fe khi thủy phân ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ, vì vậy nhiệt độ của nước ở 0oC vẫn có thể dùng phèn Fe làm chất keo tụ.

  • pH:

Đối với phèn Al:

  • Khi pH < 4,5 thì không xảy ra phản ứng thủy phân.
  • Khi pH > 7,5 làm cho muối kiềm kém tan và hiệu quả keo tụ bị hạn chế. P
  • Phèn nhôm đạt hiệu quả cao nhất khi pH = 5,5 – 7,5.

Đối với phèn Fe:

  • Phản ứng thủy phân xảy ra khi pH > 3,5 và quá trình kết tủa sẽ hình thành nhanh chóng khi pH = 5,5 – 6,5.
  • Ở pH < 3 thì Fe(III) không bị thủy phân , SiO2keo tụ do ion Fe(III). Ở pH cao hơn, chỉ cần liều lượng Fe(III) thấp có thể keo tụ SiO2.
  • Nồng độ chất keo tụ và trợ keo tụ: Tùy vào bản chất, tính chất keo tụ mà có hiệu quả keo tụ khác nhau.
  • Tốc độ khuấy: Tốc độ khuấy cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, Tốc độ khuấy quá nhỏ sẽ hạn chế tiếp xúc các hạt keo với nhau. Tuy nhiên tốc độ quá lớn cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình keo tụ.

Một số hóa chất keo tụ tạo bông sử dụng trong thực tế

Ứng dụng bể keo tụ tạo bông để xử lý nước như thế nào?

  • Bể keo tụ tạo bông có ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Đặc biệt đối với các loại nước thải có độ màu, chất rắn lơ lủng cao, có chứa hóa chất…
  • Bể keo tụ tạo bông thường đặt trước các bể xử lý sinh học nhằm giảm tải phần nào các chỉ số như TSS, COD, BOD..
  • Ngoài ra, bể keo tụ tạo bông còn ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước cấp, nước mặt, nước ngầm.

Một số nước thải cần có hệ thống keo tụ tạo bông trong quá trình xử lý như:

  • Xử lý nước cấp
  • Xử lý nước ngầm
  • Xử lý nước thải sinh hoạt
  • Nước thải dệt nhuộm
  • Nước thải xi mạ
  • Nước thải giặt là
  • Nước thải mực in
  • Nước thải thủy sản;
  • Nước thải nhà máy gạch men;
  • Nước rỉ rác.

Công ty hóa chất cung cấp hóa chất keo tụ uy tín

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp hóa chất công nghiệp nói chung và hóa chất keo tụ cho xử lý nước thải nói riêng. Hóa Chất Vũ Hoàng là một trong những đơn vị lớn có uy tín. Chúng tôi là đơn vị phân phối hóa chất thông dụng như phèn sắt, phèn nhôm, sản xuất trực tiếp FeCl3 và FeCl2.

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ công ty hóa chất Vũ Hoàng:

Hotline: 0945609898

Emali: huybc@vuhoangco.com.vn