Phiếu An Toàn Hóa Chất | |
Amoniac (NH4OH) | |
Số CAS: 7664-41-7 Số UN: 1005 Số đăng ký EC: 231-635-3 | |
PHẦN I: Thông tin sản phẩm và doanh nghiệp |
– Tên thường gọi của chất: Amoniac | Mã sản phẩm (nếu có) |
– Tên thương mại: Amonium hydroxit. |
– Tên khác (không là tên khoa học): |
– Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ: Công ty TNHH Công nghệ hóa chất và môi trường Vũ Hoàng Lô H1-2, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh | Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: ĐT: 043 6417588 |
– Tên nhà sản xuất: |
– Mục đích sử dụng: tuỳ thuộc vào mục đích của từng công ty. |
PHẦN II: Thông tin về thành phần nguy hiểm |
Tên thành phần nguy hiểm | Số CAS | Công thức hóa học | Hàm lượng (% theo trọng lượng) |
Thành phần 1 | 7664-41-7 | NH3 | 15%-25% |
Thành phần 2 (nếu có) | | H2O | 75%-85% |
PHẦN III: Nhận dạng nguy hiểm |
1. Mức xếp loại nguy hiểm: Theo NFPA: Theo thông tư 12/2006/TT-BCT – Sức khỏe: 3- Nguy hiểm – Gây ăn mòn, bỏng da: hạng 1 – Cháy: 1- Gây cháy – Ảnh hưởng môi trường, thủy sinh: cấp 1 – Phản ứng: 0- không nguy hiểm – Là khí hóa lỏng làm lạnh – Khác: sức khỏe – Độc cấp tính: hạng 2 – Độc tính hô hấp: cấp 1 2. Cảnh báo nguy hiểm : Gây kích thích mạnh cho mắt, hệ hô hấp và da 3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng – Hệ hô hấp: tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc với khí NH3, hơi NH3 có thể làm phá hủy hệ hô hấp từ thanh quản đến cuống phổi, gây tức ngực, ho, khó thở, phù, hỏng, màng nhầy của nang phổi dẫn đến nguy cơ chết người. Nồng độ khí NH3 trên 100 mg/m3 gây kích ứng đường hô hấp rõ rệt. Trị số giới hạn cho phép làm việc với đủ phương tiện phòng hộ trong một giờ là từ 210-350 mg/m3 – Mắt: Khi tiếp xúc với nồng độ cao sẽ gât mù tạm thời và hỏng mắt. Tiếp xúc dung dịch khan sẽ gây bỏng lạnh. – Da: tùy thời gian và nồng độ tiếp xúc sẽ gây ngứa, ăn da. Với mức độ nặng có thể gây bỏng da, hoại tử da do NH3 rất háo nước. Nước có thể thoát nhanh từ da làm mát nước của vùng bị ảnh hưởng. – Đường tiêu hóa: Nồng độ từ 5% – 10% không gây bỏng, nhưng gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và hệ thống thực quản. Nồng độ cao hơn sẽ gây đau rát và ăn da. Triệu chứng là đau nhói, bỏng, có thể gây ói ra máu. Trường hợp nặng hơn có thể gây tuột huyết áp và co giật, màng nhày sưng, gây khó nuốt và khó thở. |
| PHẦN IV: Biện pháp sơ cứu khi gặp tai nạn |
| 1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt: Nếu bị NH3 văng, dậy vào mắt, phải dội rửa nước sạnh thật nhiều ngay lập tức. khoảng 15 phút. Nếu sử dụng kính sát tròng phải được thao ngày ra, nếu không NH3 động dưới kính sẽ gây bỏng. Không dùng bất cứ thuốc nào trừ khi được chỉ định bởi thầy thuốc. 2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da: Nước sẽ làm dính quần áo bộ đông lạnh trên cơ thể, do đó quần áo phải được cởi bỏ và dội nước lên vùng da liên tục ít nhất 15 phút. Không bôi thuốc sáp hoặc mỡ lên da hoặc màng nhày bị bỏng, điều trị bằng thuốc giống như bỏng nhẹ. 3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp: trong trường hợp hít phải khí NH3 cần đưa nhanh nạn nhân ra khỏi môi trường độc hại, cho nằm nghỉ. Nếu bị ảnh hưởng ít không cần điều trị. Nếu bị kiệt sức vì NH3 thì phải được chăm sóc bởi bác sĩ chuyên môn, cần xử lý khẩn cấp, không được chậm trễ. Nếu nạn nhân bị ngừng thở cần được trợ giúp bằng biện pháp hô hấp nhân tạo. Sauk hi cấp cứu phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được bác sĩ theo dõi và điều trị theo đúng chuyên môn.4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa: nếu nạn nhân nuốt phải NH3 hoặc NH4OH, cho uống thật nhiều nước ngay lập tức. Không đưa bất cứ thứ gì cho vào miệng nạn nhân khi không còn tự chủ được nữa. Nếu ói, mửa, đặt nằm sấp và đầu thấp để tránh chất nôn đi vào phổi. Đưa bênh nhân đi cấp cứu ngay. |
| PHẦN V: Biện pháp chữa cháy |
| 1. Xếp loại về tính cháy: Là chất có khả năng cháy nhưng khó bắt lửa. 2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: Khi tiếp xúc với nhiệt hoặc lửa có thể hình thành chất độc. 3. Các tác nhân gây cháy, nổ : nhiệt độ cao, lửa. 4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác: Ngắt nguồn gây cháy. Dùng hơi nước để thu hẹp khoảng cách cháy. Sử dụng nước để làm mát bề mặt bị cháy và hạn chế việc hơi NH3 lan tỏa. 5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy: -Đám cháy nhỏ: dùng hóa chất khô hay CO2 để chữa cháy. – Đám cháy lớn: phun nước hay FOAM chữa cháy. Không cho nước phun vào bồn chứa, làm mát hệ thống chứa NH4OH cho đến khi dập tắt lửa hoàn toàn. Không phun nước vào nơi rò rỉ hay các thiết bị an trên bồn chứa vì sẽ gây ra hiện tượng đóng băng. 6. Các lưu ý dặc biệt về cháy, nổ (nếu có): |
| PHẦN VI: Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn đổ, dò rỉ |
| 1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ:§ Dùng cát lấp chỗ hóa chất bị tràn đổ và pha loãng với nước. Sau đó trung hòa bằng Ca(OH)2 hoặc Soda khan. § Sau khi trung hòa, dùng nhiều nước để pha loãng và rửa sạch khu vực bị tràn 2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: ngăn chặn không để hóa chất chảy trực tiếp vào hệ thống cống rãnh, mạch nước ngầm hoặc các khu vực cấm. |
| |
| PHẦN VI: Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn đổ, dò rỉ |
| 1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ: dễ phát hiện do dung dịch NH4OH có mùi, hoặc có thể bằng giấy phenol ướt hoặc giấy quỳ. Tốc độ và mức độ biến đổi của giấy thử sẽ chỉ rõ mức độ rò rỉ. Giấy phenol chuyển từ màu trắng -> mày hồng hoặc đỏ đậm, giấy quỳ ngã sang màu xanh.2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: Cần hạn chế thở và chỉ mở mắt khi cần thiết đặc biệt với dung dịch NH4OH với nồng độ cao, do hơi NH3 thoát ra từ dung dịch. Vì NH3 nhẹ hơn không khí nên người bị kẹt cần giữ tư thế thấp sát mặt đất trong khi tìm được thoát ra. Nếu thiết bị thở không có sẵn thì dung khăn ướt áp sát vào mũi và miệng. Không cho dung dịch chảy xuống cống hoặc hệ thống nước công cộng. Dùng axit HCl để trung hòa, dùng cát, vôi để hấp thụ dung dịch NH4OH. |
| PHẦN VII: Sử dụng và bảo quản |
| 1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm:2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản – Chứa trong thùng có nắp đậy kín. – Bảo quản mát, nơi không khí thông thoáng – Không để lẫn các chất oxy hóa, acids, halogen,.. |
| PHẦN VIII: Kiểm soát tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân |
| 1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết:– Giới hạn tiếp xúc (8h làm việc): 25 ppm – Giới hạn tối đa tiếp xúc một lần (15 phút): 35ppm khí NH3. 2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc: Cần mang kính bảo hộ, nhằm tránh dung dịch văng vào mắt, mang bao tay cao su nhựa dài không thấm dung dịch NH4OH, quần áo bảo hộ, giày cao su cao cổ, nón bảo vệ cứng. 3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố 4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc…) |
| PHẦN IX: Đặc tính hóa lý |
| Trạng thái vật lý: Chất lỏng, chứa trong thùng HDPE, cân nặng 200lít | Điểm sôi (0C):-33 oC |
| Màu sắc: không màu. | Điểm nóng chảy (0C): -77.7oC |
| Mùi đặc trưng: mùi khai và sốc. | Điểm bùng cháy (0C) (Flash point) theo phương pháp xác định |
| Áp suất hóa hơi:8.5 bar (20oC) | Nhiệt độ tự cháy (0C): không tự cháy |
| Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: – Khí: 0.771 g/l (ở OoC) – Lỏng: tùy theo %: dung dịch càng nhiều NH3 thì tỉ trọng càng thấp từ 0.9-0.8 g/l | Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí): trên 25% thể tích |
| Độ hòa tan trong nước: tan vô hạn trong nước | Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí): dưới 16% thể tích |
| Độ PH: 12 | Tỷ lệ hoá hơi |
| Khối lượng riêng (kg/m3): | Các tính chất khác nếu có: |
| PHẦN X: Tính ổn định và khả năng phản ứng |
| 1. Tính ổn định: dung dịch ổn định. Riêng Áp của hỗn hợp khí NH3 sẽ tăng cùng với nhiệt độ môi trường. 2. Khả năng phản ứng: phản ứng mạnh với chất oxy hóa và acid. |
| PHẦN XI: Thông tin về độc tính |
| Tiếp xúc hô hấp: tiếp xúc 5000ppm trong vòng 5 phút có thể gây chết người.Tiếp xúc hệ tiêu hóa: gây ảnh hưởng đến mô miệng, cỏ họng thực quản, và bao tử. Tiếp xúc da: gây bỏng lạnh và ăn mòn da. Tiếp xúc mắt: gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài dù chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn. |
| PHẦN XII: Thông tin về sinh thái môi trường |
| Hòa tan nhiều trong nước và là chất độc đối với hệ thủy động, thực vật. |
| PHẦN XIII: Biện pháp và quy định về tiêu hủy hóa chất |
| 1. Thông tin quy định tiêu hủy: Hủy bỏ theo những nguyên tắc hiện hành2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải3. Biện pháp tiêu hủy:– dùng cát hoặc đá vôi hay đất để hấp thu sau đó hủy bỏ theo quy định hiện hành. 4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý |
| PHẦN XIV: Quy định về vận chuyển |
| Tên quy định | Số UN | Tên vận chuyển đường biển | Loại, nhóm hàng nguy hiểm | Quy cách đóng gói | Nhãn vận chuyển | Thông tin bổ sung |
| Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của Việt Nam:– 13/2003/NĐ-CP – 29/2005/NĐ-CP – 02/2004/TT-BCN | 1005 | | 6.1+8 | TCVN 2613:1993 | TCVN 2613:1993 | |
| Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế của EU, USA… | | | | | | |
| PHẦN XV: Thông tin về luật pháp |
| 1. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới (liệt kê các danh mục quốc gia đã tiến hành khai báo, tình trạng khai báo)2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký |
| PHẦN XVI: Thông tin khác |
| Ngày tháng biên soạn phiếu:01/03/2016 |
| Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất: |
| Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo : Công ty TNHH Công nghệ hóa Chất và Môi Trường Vũ Hoàng |
| Lưu ý người đọc: Những thông tin trong phiếu an toàn hoá chất này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất về hoá chất nguy hiểm và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn. Hoá chất nguy hiểm trong phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc. |
| | | | | | | | | | | | | |
Reviews
There are no reviews yet.