Xử lý bằng phương pháp keo tụ là cho vào trong nước các chất keo tụ (coagulant). Các chất này sẽ trung hoà các điện tích của các hạt keo hoà tan trong nước. Đồng thời ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn của các ion giúp cho việc liên kết tạo bông keo tụ thuận lợi. Cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết này nhé!
PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ LÀ GÌ?
Keo tụ là một quá trình giúp phá vỡ độ bền chất cần tác dụng. Đồng thời liên kết các hạt keo như silica, các kim loại nặng, xác chết của vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ,…
Thông thường quá trình keo tụ tạo bông sảy ra qua hai giai đoạn:
- Bản thân chất keo tụ phát sinh thuỷ phân, quá trình hình thành dung dịch keo, và ngưng tụ.
- Trung hoà hấp phụ lọc các tạp chất trong nước.
Kết quả của quá trình trên là hình thành các hạt lớn lắng xuống.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ
- Độ pH: thông thường, ở nồng độ pH thấp, các chất hữu cơ sẽ mang điện tích âm. Ngược lại, chúng mang điện tích dương khi nồng độ pH cao. Mối quan hệ giữa tốc độ đông tụ của dung dịch keo và điện thế zeta: trị số zeta càng nhỏ => lực đẩy giữa các hạt keo càng yếu => tốc độ đông tụ của nó càng nhanh. Cho nên, khi trị số zeta = 0, tốc độ đông tụ là lớn nhất.
- Liều lượng của chất keo tụ: tùy vào loại nước và hàm lượng chất keo khác nhau mà phải tiến hành thực nghiệm để xác định.
- Độ đục ban đầu: nếu nước có độ đục thấp => hàm lượng các chất lơ lửng thấp => khả năng liên kết với các chất keo tụ thấp => hiệu quả keo tụ không cao. Lúc này, người ta phải tạo độ đục cho nước thải trước khi xử lý bằng cách cho thêm các chất trợ keo tụ.
- Chất hữu cơ là mục tiêu keo tụ chính của quá trình keo tụ. Một số chất hữu cơ hòa tan gây khó khăn cho quá trình keo tụ.
- Anion, cation trong nước. Chúng có khả năng làm giảm tính ổn định của hệ keo, tăng khả năng keo tụ của chúng.
- Hiệu ứng khuấy (tốc độ khuấy trộn). Quá trình keo tụ đạt hiệu quả chi khi có sự khuấy trộn thích hợp theo từng giai đoạn.
- Thế năng zeta sẽ quyết định đến pH tối ưu cho quá trình keo tụ.
- Nhiệt độ: một số chất keo tụ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của nước thải. Ở nhiệt độ quá cao, hiệu quả lắng sẽ kém đi.
ĐIỂM TÊN MỘT SỐ HÓA CHẤT KEO TỤ PHỔ BIẾN
Hóa chất | Tên gọi/công thức | Đặc điểm |
Hóa chất PAM | (anionic polyacrylamide hay anion) là các chất polymer cấu tạo từ acrylamide. | Các chất này giúp tạo độ nhớt cho nước. Giúp lắng đọng các chất bẩn lơ lửng để quá trình xử lý nước hồ bơi, nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt dễ dàng hơn. PAM cũng giúp cô đặc và hút nước nhanh chóng, tăng độ lắng, thích hợp để xử lý bùn hữu cơ. |
Phèn sắt | Công thức hoá học là Fe2(SO4)3.nH2O | Sắt III sunfat cũng có cơ chế phản ứng để xử lý nước thải là thuỷ phân và tạo ra axit. Mặc dù vậy, phèn sắt ít bị nhiệt độ tác động khi thuỷ phân, không giống như phèn nhôm. Để sử dụng phèn sắt, nguồn nước thải thích hợp nhất nên có độ pH nằm trong ngưỡng từ 5 đến 9. |
Hóa chất PAC | Là tổng hợp của các Polymer vô cơ đa năng | PAC thường là những chất có hàm lượng nhôm trung bình trong khoảng từ 29 – 32%. Với mục đích là chất trợ lắng, PAC giúp tăng hiệu quả keo tụ và xử lí cặn bẩn trong quá trình xử lý nguồn nước bị ô nhiễm. |
Phèn nhôm | Nhôm sunfat (Al2(SO4)3.17H2O) | Đây là một hợp chất vô cơ ngậm tinh thể nước. Khi xử lý nước hay lọc nước, phèn nhôm làm cho các tạp chất đông lại kết thành hạt lớn hơn rồi lắng thành cặn dưới đáy bình nước. |
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CHẤT KEO TỤ
Điều chế phèn nhôm truyền thống
Đầu tiên là sản xuất nhôm sulfat từ acid sulfuric và vật liệu chứa nhôm như: đất sét, quặng bauxite hay đi trực tiếp từ nhôm hydroxid. Khi dùng nhôm hydroxid thì sản phẩm thu được có chất lượng tốt nhất với hàm lượng Al 2O3 có thể đạt tới 17%. Đồng thời hàm lượng sắt có thể ít hơn 0.04%. Công thức của nhôm sulfat là Al2(SO4)3.nH2O với loại thường gặp có n =18 và hàm lượng Al2O3= 15%.
Khi cho thêm muối sulfat của các nguyên tố hóa trị I như : K+, NH4+. Vào quá trình phản ứng ta thu được phèn kép Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O hay Al2(SO4MNHị)2SO4.24H2O.
Ở miền Bắc nước ta thì sản xuất phèn đi từ kaolinite.
Al2O3.2SiO2.2H2O + 2KOH => 2KAlO2 + 3H2O + 2SiO24
2KAlO2 + 4H2SO4 + 2 0H2O => Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O
Tại miền Nam sử dụng nguyên liệu là nhôm hydroxid.
2Al(OH)3 + 3H2SO4 + 12H2O => Al2(SO4)3.18H2O
Điều chế Polyaluminium Chloride (PAC)
Có thể điều chế PAC từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như: từ nhôm hydroxid, từ oxid nhôm, từ nhôm chlorua,… Sản phẩm đã có mặt kịp thời để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho bà con vùng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. PAC này được điều chế đi từ nguồn nhôm hydroxid và acid chlohydric ở điều kiện áp suất hơi quá nhiệt là 5atm (nhiệt độ khoảng 155 oC) trong thời gian 3 giờ. Theo phương trình phản ứng cơ bản.
nAl(OH)3 + (3n-m)HCl => Aln(OH)mCl3n-m + (3n-m)H2O
LIÊN HỆ MUA HÓA CHẤT TRỢ KEO TỤ UY TÍN
Tìm nguồn mua chất trợ keo tụ với chất lượng tốt và uy tín sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá trình xử lý nước thải. Công ty Hóa Chất Vũ Hoàng có hệ thống 2 miền Bắc Nam. Đồng thời được biết đến với uy tín lâu năm trong ngành chuyên cung cấp những hóa chất xử lý nước thải hàng đầu. Hãy đến với Công ty Hóa Chất Vũ Hoàng để an tâm về giá và chất lượng sản phẩm.
Thông tin liên hệ:
Mr Huy: 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn
Địa chỉ: Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Văn phòng đại diện:
Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội