Nước thải chăn nuôi, giết mổ được xử lý như thế nào?

Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành nghề phổ biến tại nước ta. Khi chúng đực công nghiệp hóa thì vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi, giết mổ cũng được lưu ý.

 Đặc tính của nước thải chăn nuôi

Thành phần của nước thải tại các trại chăn nuôi – giết mổ gia súc, gia cầm khá phức tạp: một lượng lớn nước thải là từ hoạt động giết mổ, bên cạnh đó còn có nước thải sinh hoạt của công nhân lao động, nước rửa chuồng trại nước vệ sinh dụng cụ giết mổ, chế biến… Nước thải từ những nơi này còn có một lượng lớn dầu mỡ và nồng độ chất hữu cơ lớn, bên cạnh đó còn có Nito, Photpho, các chất bảo quản thực phẩm, lông, xương động vật và thức ăn thừa…

Nước thải chăn nuôi có nồng độ chất hữu cơ cao
Nước thải chăn nuôi có nồng độ chất hữu cơ cao

Lượng chất hữu cơ này có thể tự phân hủy tỏng tự nhiên nhưng cần khoảng thời gian rất dài, mà hoạt động xả thải thì diễn ra liên tục nên sẽ khiên snguoonf nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối.

Tiêu chí lựa chọn công nghệ

Lượng nước thải phát sinh trong khu giết mổ chứa hàm lượng BOD, COD, tạp chất, phân, lông động vật và chất hữu cơ cao. Để tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như nhân công quản lý và vận hành hệ thống, nước thải được xử lý sinh học theo công nghệ mới với những đặc tính:

  • Thiết bị được lắp đặt tương đối đơn giản, phổ biến trên thị trường, dễ bảo trì và sửa chữa thay đổi,
  • Công nghệ đơn giản dễ quản lý, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện năng

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải giết mổ:

Có nhiều phương pháp ứng dụng xử lý nước thải khu giết mổ tập trung như: sử dụng màng lọc, sử dụng hóa chất xử lý nước, phương pháp sinh học… Trong các phương pháp trên, thì phương pháp xử lý bằng phương pháp tổng hợp hiện đại nhờ vi si hiếu khí và vi sinh yếm khí thì hiệu quả xử lý đạt cao nhất.

Phương pháp này dựa trên cơ sở sinh học nhằm loại bỏ toàn bộ chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải nhờ hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxi hoá sinh hoá

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi

Thuyết minh quy trình:

Nước thải từ các lò mổ sẽ chảy qua hệ thống dẫn nước có sử dụng các tầng lọc để loại bỏ rác có kích thước lớn như: lông, da, xương…

Sau đó nước thải được đưa tiếp qua bề tách dầu, mỡ. Tại đậy các lớp dầu mở ở phía trên bề mặt sẽ được các dụng cụ hớt váng mỡ loại bỏ, đồng thời các chất rắn còn lại sẽ tiếp tục lắng xuống dưới và được tách riêng ra.

Tiếp theo đó nước sẽ chảy theo đường ống vào bể điều hòa, nhằm mục đích ổn định dòng nước, hiệu chỉnh pH để đưa về ngưỡng pH thích hợp nhất cho vi sinh, đồng thời với tác dụng của các dụng cụ đảo trộn sẽ giúp tăng thêm hàm lượng oxi hòa tan trong nước, giúp phân hủy một phần hợp chất hữu cơ có trong nước thải.

Tiếp đó, nước thải được đẩy lên bể kỵ khí – UASB. Tại đây quá trình lên men kỵ khí xảy ra, giúp phân hủy toàn bộ hợp chất hữu cơ có trong nước, thành phần các chất hữu cơ không gây ô nhiễm như: H2O, CO2, CH4…. CH4 được tận dụng cho quá trình Biogas.

Nước thải sau khi qua quá trình kỵ khí thì được đưa sang bể hiếu khí, tại đây các chất ô nhiễm như BOD, NO3-, NH4+… còn lại được xử lý nốt.

Sau đó nước thải sẽ được đưa qua bể lắng lọc để tách bùn, phần nước trong sẽ được đưa qua bể khử trùng trước khi xả thải ra bên ngoài, phần bùn sẽ được bơm hoàn lưu lại, lượng bùn dư ra sẽ chảy qua máy ép bùn đề được xử lý tiếp.

Với công nghệ xử lý trên sẽ giúp giảm thiểu chi phí một cách tối đa mà vẫn đảm bảo nước sau xử lý đạt yêu cầu xả thải.
Bạn đang có nhu cầu hỗ trợ về xử lý nước thải, liên hệ ngay với Hóa chất Vũ Hoàng- chuyên hóa chất, giải pháp xử lý nước chuyên nghiệp.

Địa chỉ liên hệ:

Webiste: https://vuhoangco.com.vn/

Hotline: Mr. Huy- 0945609898

Email: huybc@vuhoangco.com.vn