Nước nhiễm chì- Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý

Làm thế nào để loại bỏ nước nhiễm chì? Nguyên nhân nào khiến nước nhiễm chì và tác hại của chúng ra sao? Mua hóa chất xử lý nước nhiễm chì ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi trên.

1 Nước nhiễm chì là gì?

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ thì nước nhiễm chì là nguồn nước có hàm lượng Pb vượt quá mức cho phép (0.015 mg/ lít). Trên thực tế, nhiều chuyển gia cho rằng chỉ số trên vẫn còn nguy hiểm tới sức khỏe con người. Nếu cẩn thận thì chì không được phép vượt quá 0.01 mg/ L.

Nước nhiễm chì rất độc, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và các loài động vật. Chì có hại như Asen, nó gây hại cho hệ tiêu hóa, thần kinh trung ương và rối loạn não con người.

2. Cách nhận biết nước nhiễm chì

Bạn không thể nhìn, nếm hoặc ngửi thấy chì có trong nguồn nước. Vì thế, chúng ta rất có thể uống nước nhiễm chì mà không hay biết. Vậy nên, các tốt nhất để nhận biết nước nhiễm chì là sử dụng máy đo chỉ số chì trong nước. Nếu bạn không có máy đo để nhận biết nước nhiễm chì thì bạn có thể mang mẫu nước tới cơ quan kiểm ra để xem nước nhà mình có an toàn không nhé.

sử dụng máy đo chỉ số chì trong nước hoặc đem tới các cơ quan kiểm tra để phát hiện nước nhiễm chì
Sử dụng máy đo chỉ số chì trong nước hoặc đem tới các cơ quan kiểm tra để phát hiện nước nhiễm chì

3. Nguyên nhân khiến nước bị nhiễm chì

Có nhiều nguyên nhân khiến nước bị nhiễm chì, đó là:

  • Nước nhiễm chì do rỉ sét từ các đường ống

Ăn mòn là sự hòa tan hoặc làm mòn kim loại bởi một số phản ứng hóa học giữa nước và ống nước. Và rỉ sét cũng là do hiện tượng ăn mòn tạo ra. Khi đường ống rỉ sét, các ion, kim loại gây hại sẽ trôi và hòa tan vào nước.

Không chỉ ở đường ống, các téc inox chứa nước cũng có thể khiến nước nhiễm chì. Nếu inox tốt không bị rỉ thì không sao nhưng nếu inox chất lượng kém thì khả năng nhiễm chì trong nước là cực cao.

  • Do phản ứng trong nước

Chì có thể tồn tại trong nước là khi xảy ra phản ứng hóa học trong ống nước có chứa chì. Phản ứng này sẽ nghiêm trọng hơn khi nước có axit cao hoặc hàm lượng khoáng chất thấp

  • Nước thải từ các khu công nghiệp

Nước thải chưa qua xử lý từ những công ty, xí nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước bị nhiễm chì. Khi nước thải xả ra sông suối, lượng chì trong nước sẽ đi vào cơ thể sinh vật và chúng ta lại ăn chúng. Như vậy, con người sẽ hấp thu lượng chì gián tiếp từ động vật dưới nước.

Theo thời gian lượng chì sẽ ngấm xuống lòng đất và có mặt trong mạch nước ngầm. Mà bạn cũng biết, ở nông thôn người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan nên tỷ lệ nhiễm chì là cực kỳ cao.

  • Do hoạt động khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản cũng khiến nguồn nước nhiễm chì, nhiễm kim loại nặng. Khi nước chảy qua các mỏ, khu vực khai thác khoáng sản sẽ mang theo một lượng kim loại rất nhỏ. Nhưng lượng kim loại nhỏ đó cũng gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.

  • Do tự nhiên

Nước ngầm được hình thành là do nước mặt ngấm xuống theo thời gian. Khi nước ngầm chảy sẽ có va chạm với đá vôi, kim loại trong lòng đất. Từ đó cũng khiến nước giếng khoan bị nhiễm sắt, nhiễm chì.

Nếu lượng chì trong nước quá nhỏ thì nó không có bất kỳ tác dộng bất lợi nào tới sức khỏe con người. Nhưng nếu tích lũy chì trong thời gian dài hoặc sử dụng nguồn nước có chỉ số chì cao thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người. hi chì vào cơ thể, nó sẽ đi tới các cơ quan như não, thận, gan và xương. Chì tích lũy theo thời gian và tồn tại ở răng và xương. Chì có trong xương có thể được tái hấp thu vào máu khi phụ nữ bắt đầu mang thai. Khi phụ nữ mang thai nhiễm chì nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, thậm chí là phải bỏ thai.

Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm độc chì vì chúng hấp thụ lượng chì cao gấp 4 lần so với người lớn từ một nguồn nhất định. Ngoài ra, trẻ em còn có thói quen ngậm, mút các đồ vật nên rất dễ ngậm phải đồ vật có chì. Con đường này rất nguy hiểm, nó khiến trẻ em có thể mắc chứng rối loạn tâm lý.

4 Tác hại của nước nhiễm chì

  • Đối với trẻ em:

Cáu kỉnh, mệt mỏi

Chán ăn, giảm cân, không lớn

Đau bụng, buồn nôn

Táo bón

Mất thính lực

Chậm phát triển và khó khăn trong học tập

Sử dụng nước nhiễm chì lâu dài có thể khiến trẻ chán ăn, cáu kỉnh
Sử dụng nước nhiễm chì lâu dài có thể khiến trẻ chán ăn, cáu kỉnh
  • Đối với người lớn

Ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp cao

Giảm chức năng thận

Đau bụng, đau đầu, mệt mỏi

Đau xương khớp và cơ

Đau, tê và ngứa tứ chi

Sẩy thai hoặc sinh non với phụ nữ mang thai

Mất trí nhớ tạm thời

Ngăn ngừa tác động của nước nhiễm chì bằng cách nào?

Có rất nhiều cách xử lý nước nhiễm chì như: lọc, sử dụng hóa chất xử lý nước Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Quý bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn các phương pháp xử lý nước nhiễm chì tại đây.

Ngoài ra, nếu cần tư vấn xử lý nước hay mua hóa chất xử lý  nước thải, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline:0945609898