Nước nhiễm phèn là hiện tượng rất phổ biến ở nước ta, nhất là các vùng nông thôn, những khu xung quanh các khu công nghiệp… Vậy nước nhiễm phèn do đâu mà có, và chúng có tác hại gì đối với chúng ta. Mời các bạn cùng Hóa chất Vũ Hoàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1 Nước nhiễm phèn là gì?
Nước nhiễm phèn là tên gọi chung của hiện tượng nước bị ô nhiễm bởi các hợp chất kim loại nặng. Biểu hiện dễ nhận thấy là nước có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thử thì nước có vị hơi chua. Khi để nước nhiễm phèn trong xô, chậu từ 10 đến 15 phút thì xảy ra hiện tượng nước kết tủa, nổi một lớp váng trên mặt nước và chuyển sang màu vàng gạch. Nếu dùng các thiết bị đo lường thì các chỉ số chất lượng nước như TDS, độ cứng của nước, độ pH đều vượt mức cho phép. Nước nhiễm phèn có thể được xử lý bằng nhiều cách tùy vào mức độ ô nhiễm như lọc, dùng hóa chất xử lý nước, dùng thiết bị công nghệ cao…
2 Nguyên nhân nước bị nhiễm phèn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm phèn, một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây ra: Điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bằng sắt cũng sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh hơn khi chứa nước bị nhiễm phèn theo thời gian.
Tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm: Điều này tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm dẫn đến giảm chất lượng nước và khả năng nhiễm một số các tạp chất độc hại: amoni, asen, nitrit, H2S, chì,… gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người.
Hàm lượng anion sunfat trong nước tăng cao: Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt. Hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm phèn.
3 Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn
3.1 Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người.
Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn sẽ tăng khả năng mắc các chứng bệnh như: da bị dị ứng, viêm đường ruột, tiêu chảy…
Khi sử dụng nước giếng khoan trong một thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh mãn tính, thậm chí là các bệnh ung thư… Vì trong nguồn nước nhiễm phèn còn có các loại vi khuẩn, các kim loại nặng độc hại như:
- Thạch tín(asen): Có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hoặc phổi.
- Thủy ngân:Trong môi trường nước gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
- Nitrat: Bazo gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
- Sunfat:Gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như kiết lị, tiêu chảy.
3.2 Ảnh hưởng đến sinh hoạt
Bên cạnh những ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, nước nhiễm phèn còn đem đến nhiều bất lợi khác trong quá trình sinh hoạt như:
- Gây khó chịu cho người sử dụng vì có thể ngửi thấy mùi tanh, hôi.
- Khi sử dụng nước nhiễm phèn để giặt giũ, theo thời gian quần áo sẽ bị xỉn màu, xuất hiện các vết ố vàng, thô ráp và nhanh hỏng hơn.
- Da dễ bị viêm, bong tróc, tóc khô hơn và răng bị ngả vàng.
- Nước nhiễm phèn gây đóng cặn và làm hoen rỉ, ăn mòn và ố vàng các dụng cụ, vật chứa đặc biệt là những đồ dùng bằng kim loại.
- Đối với thựcphẩm, nước nhiễm phèn gây biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị, loại nước này nếu dùng để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nếu dùng để nấu cơm sẽ làm cho cơm có màu xám.
3.3 Ảnh hưởng đến sinh vật sống.
Khi nước phèn tiếp xúc với cây trồng, nó có thể gây ra sâu bệnh và giết chết cây trồng, đặt biệt là các loại cây hoa màu.
Trên đây là một số tác hại khi sử dụng nước nhiễm phèn. Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý nước nhiễm phèn hoặc cần tư vấn, có thể liên hệ với chúng tôi. Hóa chất Vũ Hoàng chuyên tư vấn, đưa ra giải pháp, phân phối hóa chất xử lý nước chuyên nghiệp và chất lượng, sẵn sàng phục vụ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Mr. Bùi Công Huy
Tel: 0945609898