Nước nhiễm sơn có thể giết chết con người một cách từ từ. Tác động của nó đến các cơ quan trên cơ thể như thế nào? Làm sao để hạn chế tối đa tác hại của chúng? Hóa chất Vũ Hoàng cùng bạn đọc tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!
Tác động của nước nhiễm sơn tới con người
Do tất cả các loại sơn công nghiệp, sơn PU, sơn gỗ đều có sử dụng hóa chất dung môi cùng các hợp chất độc hại nên khi tiếp xúc nhiều với nguồn nước nhiễm sơn, hóa chất sẽ xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến các cơ quan:
Đối với hệ thần kinh: Cũng như khi tiếp xúc với sơn, tiếp xúc lâu dài với nước nhiễm sơn có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây nên các triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, dễ cáu, mệt mỏi, buồn nôn. Tiếp xúc mãn tính nếu không có biện pháp kịp thời sẽ gây tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh, làm giảm trí nhớ, lãnh cảm, mất cảm xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.
Đối với da: Nếu tiếp xúc trực tiếp với nước nhiễm sơn có thể gây hiện tượng khô, nứt nẻ, viêm da. Nguyên nhân là do các loại hóa chất và dung môi trong sơn nếu tiếp xúc lâu dài có thể hòa tan lớp mỡ bảo vệ da. Một số loại hóa chất trong sơn còn có thể gây kích thích bỏng da, dị ứng da, hoặc tiếp xúc dài có khả năng thẩm thấu vào máu.
Đối với mắt, đường hô hấp: Một số loại hóa chất độc hại trong sơn có thể bay hơi khi đựơc thải ra môi trường, kích thích làm tổn thương niêm mạc nhạy cảm của mắt, mũi, họng. Nếu hít phải những chất độc này trong thời gian dài có thể gây tổn thương phổi tùy theo nồng độ hít phải. Các triệu chứng thường thấy như: đau mắt, mắt đỏ, chảy nước mũi, chảy máu mũi, đau rát họng. Tiếp xúc ở nồng độ cao sẽ gây hậu nghiêm trọng hơn như: rối loạn viêm phổi do hóa chất0.
Đối với các cơ quan nội tạng: Có thể gây ngộ độc ngay khi tiếp xúc với nước nhiễm sơn với nòng độ cao. 2 cơ quan là gan và thận là đơn vị sẽ trực tiếp bị tổn thương nếu dùng nước nhiễm sơn do đây là các cơ quan có chức năng khử và loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Một số loại hóa chất và dung môi có thể làm thay đổi nhịp tim, gây đau tim hoặc ngưng tim đột ngột khi tiếp xúc nồng độ cao.
Đối với thai phụ và trẻ sơ sinh: Có những nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc với hóa chất và dung môi trong sơn dù liều rất thấp cũng có tỷ lệ sảy thai và con sinh ra bị khuyết tật cao hơn những người khác. Vậy nếu uống hoặc sinh hoạt bằng nguồn nước nhiễm sơn, chắc chắn sẽ còn độc hại hơn rất nhiều.
Nguy cơ nhiễm độc chì và thủy ngân: Với một số loại sơn với công nghệ cũ có thể nhiễm chì và thủy ngân, do đó, nước thải nhiễm sơn cũng có thể chứa các chất độc hại này.
Giải pháp cho nước nhiễm sơn
Nước nhiễm sơn rất khó xử lý tại chỗ mà cần được thực hiện bằng nhiều bước với một hệ thống xử lý hoàn chỉnh. Có nhiều cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tùy vào thiết kế của từng nhà máy, nhưng thông thường chúng đều bao gồm các bước như:
- Quá trình đông keo tụ
- Quá trình lắng trọng lực…
- Quá trình oxy hóa nâng cao
- Quá trình lọc hấp phụ
Một số loại hóa chất xử lý nước như: chất điều chỉnh pH NaOH, chất trợ lắng, keo tụ như PAC, Polymer…đực sử dụng, hỗ trợ quá trình vật lý, oxy hóa.
Sử dụng nguồn nước sạch từ các nhà máy cấp nước là cách tốt nhất đảm bảo sức khỏe con người. Ngoài ra, tại các nhà máy, nhu cầu sử dụng nước nhiều có thể xây dựng hệ thống xử lý nước, vừa xử lý được nước thải nhà máy, vừa là nguồn cấp nước sạch cho sản xuất. Hóa chất Vũ Hoàng là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp xử lý nước, xây dựng, cho thuê trạm xử lý nước thải, là đơn vị đáng tin cậy có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trng lĩnh vực này.
Nếu quý bạn đọc quan tâm vấn đề xử lý nước thải, nước cấp, có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ theo địa chỉ:
Webiste: https://vuhoangco.com.vn/
Hotline: Mr. Huy- 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn