Nguy cơ nhiễm độc từ axit axetic

Axit axetic (dấm công nghiệp) cũng như những loại hóa chất công nghiệp khác, có chứa ít nhiều độc hại, đặc biệt nếu tiếp xúc trực tiếp với thời gian dài. Nắm được tác hại của nó là cách giúp để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm này

1 Các đường tiếp xúc và triệu chứng

–   Đường mắt: – Các dấu hiệu và triệu chứng kích ứng mắt có thể bao gồm cảm giác bỏng rát, đỏ mắt phồng rộp hoặc mờ mắt.

Axit axetic có thể gây mờ mắt, đỏ mắt
Axit axetic có thể gây mờ mắt, đỏ mắt

–   Đường thở: Hơi sương có thể gây kích thích đường hô hấp nghiêm trọng. Hít phải khí có nồng độ cao có thể làm cho hệ thần kinh trung ương (CNS) bị tê liệt dẫn đến chóng mặt, choáng, đau đầu và nôn ói. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của sự suy yếu hệ thần kinh trung ương (CNS) có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn và mất khả năng điều khiển cơ thể. Tiếp tục hít có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

–  Đường da: – Các dấu hiệu viêm da và các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác bỏng rát và/ hoặc da khô/ nứt nẻ.

–   Đường tiêu hóa: – Nếu vật liệu đi vào phổi, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm ho, ngạt thở, thở khò khè, khó thở, tức ngực, hụt hơi và/ hoặc sốt. Các dấu hiệu và triệu chứng kích ứng hô hấp có thể bao gồm một cảm giác bỏng tạm thời trên mũi và họng, hoặc khó thở.

2 Ngăn ngừa

–   Không để ở nơi nhiệt độ cao/ gần nguồn lửa trần/ gần nơi có tia lửa / trên các bề mặt nóng.

–   Không hút thuốc lá.

–   Thùng chứa luôn được đóng chặt.

–   Nối dây tiếp đất cho công te nơ và thiết bị tiếp nhận.

–   Chỉ sử dụng các thiết bị điện/ thiết bị thông gió/ thiết bị chiếu sáng không phát tia lửa điện.–   Chỉ sử dụng các dụng cụ không phát tia lửa.

–   Áp dụng các biện pháp chống hiện tượng phóng tĩnh điện.

–   Tránh vào môi trường có bụi hoặc hơi hoá chất.

–   Rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng, mang vác, tiếp xúc với hoá chất.

–   Chỉ sử dụng ngoài trời hoặc nơi thông thoáng.

–   Dùng găng tay, quần áo, kính, mạng che mặt phù hợp khi tiếp xúc với hoá chất.

Lưu trữ

–   Lưu trữ trong môi trường thông thoáng, mát mẻ.

–   Đóng chặt thùng chứa.

–   Khóa kho cẩn thận.

Thải bỏ

–   Sản phẩm thải loại và phương tiện chứa phải được tồn chứa ở nơi thích hợp hoặc thu hồi/ tái chế theo đúng các quy định của địa phương/ quốc gia.

3 Điều chế axit axetic như thế nào?

Phương pháp nào điều chế axit axetic
Phương pháp nào điều chế axit axetic

a) Cacbonyl hóa methanol

Methanol tác dụng với cacbon monoxit tạo thành axit axetic:

CH3OH + CO → CH3COOH

Quá trình liên quan đến chất trung gian iodometan, xúc tác là phức chất kim loại với 3 bước sau:

CH3OH + HI → CH3I + H2O

CH3I + CO → CH3COI

CH3COI + H2O → CH3COOH + HI

b) Oxy hóa axetaldehyt

Để sản xuất axit axetic dùng trong dệt nhuộm,người ta sử dụng butan C4H10 có xúc tác và nhiệt độ

2C4H10 + 3O2 → 4CH3COOH+ 2H2O

c) Phương pháp lên men trong điều kiện hiếu khí

Phương pháp lên men chậm

Dùng một thùng gỗ sồi thể tích 250- 300l, Cho axit axetic CH3COOH vào thùng khoảng 50-60l  axit axetic rồi đổ thêm nước ép nho vào đến khi được ½ thùng.

Để ở  nhiệt độ thường. Quá trình kéo dài vài tuần. Kiểm tra rượu còn 0.3- 0.5% thì lấy giấm ra, bổ sung thêm dinh dưỡng mới vì nếu để lâu, chất lượng giấm sẽ giảm.

Phương pháp lên men nhanh

Cho axit axetic nồng độ 3- 5% chảy qua lớp phoi bào (lõi bắp) để thanh trùng và axit hóa vật liệu chất mang để vi sinh giống dễ thích nghi.

Sử dụng nước vô trùng rửa qua và nạp giống vi khuẩn axetic.

Cho dòng môi trường từ trên xuống qua hệ thống phân phôi đồng thời thổi khí từ dưới lên.

Vi khuẩn sẽ oxy hóa rượu thành axit axetic CH3COOH, thẩm thấu qua màng tế bào ra ngoài, theo dung dịch xuống đáy thiết bị lên men.

Quá trình kéo dài từ 8- 10 ngày ở 24- 37oC.

Phương pháp lên men chìm

Cho dung dịch lên men vào thiết bị và thổi khí mạnh vào.

Thể huyền phù và dung dịch lên men được tạo ra.

Phương pháp kết hợp

Đối với phương pháp này, hàm lượng axit axetic có trong dịch lên men thường không cao, trong khoảng 5-10 % và thường lẫn với các chất khác nên nó thường được sử dụng để chế biến thực phẩm.

Hệ thống lên men gồm:

  • Lớp trên cùng là lớp đệm chứa vi sinh vật
  • Lớp giữa là một thùng chứa dung dịch sau khi lên men chảy xuống
  • Tầng dưới đáy là hệ thống thổi khí