Na2S2O3 có độc không?

Nói về hoá chất Na2S2O2, có người nói có độc, người bảo không. Vậy thực hư như thế nào? Vũ Hoàng sẽ giải đáp cho các bạn ngay dưới đây. Trước tiên, cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về loại hoá chất này nhé!

I. Thông tin về Na2S2O3

1. Na2S2O3 là gì?

Na2S2O3 là hợp chất muối có tên gọi là Sodium Thiosulfate. Ngoài ra còn có các tên gọi khác như natri thiosunfat, sodium hyposulfite, sodium thiosulphate pentahydrate. Hợp chất này có thể tồn tại ở trạng thái rắn đơn. Ngoài ra khi ở dạng ngậm 5 nước công thức sẽ là Na2S2O3.5H2O.

Na2S2O3 tồn tại ở thể rắn
Na2S2O3 tồn tại ở thể rắn

Na2S2O3 là hóa chất phổ biến thuộc nhóm hóa chất ngành dệt nhuộm. Nó còn được ứng dụng vào xử lý nước thải, dược phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.

Sodium Thiosulfate có thể được điều chế bằng cách nung nóng lưu huỳnh hoặc natri hydroxit ở dạng lỏng:

  • 6NaOH + 4S  =>  2Na2S + Na2S2O3+ 3H2
  • Na2SO3+ S  =>  Na2S2O3.

2. Tính chất của Sodium Thiosulfate

a. Tính chất vật lý 

– Hợp chất Na2S2O3 tồn tại dạng tinh thể màu trắng, không có mùi và có thể tan được trong nước.

Khối lượng riêng: 1.667 g/cm3.

– Khối lượng mol: 158.11 g/mol.

– Nhiệt độ nóng chảy: 48.3 °C (ngậm 5 nước).

– Nhiệt độ sôi: 100 °C (ngậm 5 nước).

– Độ hòa tan: 76.4 g/100 g H2O (20 °C).

b. Tính chất hóa học

– Sodium Thiosulfate có khả năng phản ứng với các axit loãng tạo ra lưu huỳnh, lưu huỳnh đioxit và nước .

– Sodium Thiosulfate phản ứng đặc trưng với các axit loãng tạo ra lưu huỳnh, lưu huỳnh đioxit và nước:

Na2S2O3 + 2 HCl  =>  2 NaCl + S + SO2 + H2O

– Phản ứng trên còn được biết đến là “phản ứng chuẩn độ”. Vì dung dịch sẽ chuyển từ không màu sang vàng nhạt khi lưu huỳnh đạt đến nồng độ nào đó. Lưu huỳnh tồn tại dạng keo đang được ứng dụng và tạo ra bởi phản ứng trên. H2S2O(axit thiosunfuric) sẽ được tạo ra khi proton hóa thực hiện ở nhiệt độ thấp. Đây là một axit có độ mạnh tương đối so với pKas khoảng 0.6 và 1.7 cho sự phân ly lần lượt H+.

II Ứng dụng

1 Ứng dụng vào quá trình xử lý nước:

Na2S2O3 có tác dụng loại bỏ các hóa chất gây hại có trong nguồn nước như clo, chlorine, thuốc trừ sâu, kháng sinh,… trong nguồn nước ao nuôi, bể bơi, …

Hợp chất Na2S2O3 còn được ứng dụng như một hóa chất dùng để xử lý nước để tăng cường khả năng kết tủa, lắng đọng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, giảm lượng phèn đáng kể.

Na2S2O3 dùng để tẩy mùi  Nước javen – NaOCl.

2 Sodium thiosulphate được ứng dụng vào quá trình hóa học phân tích:

Na2S2O3 còn được dùng trong hóa phân tích. Chúng ta sẽ thấy hiện tượng tạo ra kết tủa trắng nếu cho gốc S2O3 (2-)  đun nóng với một mẫu thử chứa cation nhôm, nó có thể tạo ra kết tủa trắng:

    • 2 Al (3+)  + 3S2O3 (2−) + 3 H2O → 3 SO2 + 3 S + 2 Al(OH)3.

3 Hợp chất Na2S2O3 được ứng dụng vào quá trình sản xuất vàng:

Na2S2O3 là một trong những chất dùng để ngâm chiết thay thế cho xyanua để tách lọc vàng.

4 Sodium thiosulphate được ứng dụng trong phòng thí nghiệm:

Na2S2O3 trong phòng thí nghiệm được ứng dụng như một hóa chất loại bỏ và phòng ngừa những những tác dụng không mong muốn sau khi làm việc với brom.

5 Sodium thiosulphate được ứng dụng trong điều chế thuốc.

Là nguyên liệu điều chế thuốc dùng để giảm tác dụng phụ của thuốc trị bệnh ung thư cisplatin.

Na2S2O3 được điều chế thuốc dùng để điều trị ngộ độc do Xyanua.

III Hóa chất Na2S2O3 có độc không?

Sau khi đã nắm chắc những thông tin cơ bản của hoá chất thì cùng đi tìm câu trả lời nào. Nói về Natri thiosunfat thì Vũ Hoàng thấy, nó là hóa chất ít độc hại. Tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt và da sẽ gây kích ứng nhẹ.

Nếu nuốt phải sẽ xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,..

Do đó, khi sử dụng Sodium Thiosulfate  vẫn nên trang bị các thiết bị bảo hộ: kính mắt, găng tay, khẩu trang trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, phải bảo quản hóa chất này ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh khu vực có các loại axit và sản phẩm có chứa Xellulo.

– Nên chứa hóa chất trong bao tải, bao PP có lớp PE bên trong.

Chứa Na2S2O3 trong bao tải kín, để ở nơi thoáng mát
Chứa Na2S2O3 trong bao tải kín, để ở nơi thoáng mát

Bài viết trên đã giải đáp cho quý bạn đọc câu hỏi: “Na2S2O3 có độc không?”. Mong rằng nó sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào vè bài viết cũng như sản phẩm, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc gọi ngay hotline của chúng tôi nhé!