Nguồn nước thải từ các bệnh viện, phòng khám có thể là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh. Hệ thống xử lý nước sinh hoạt trong khu vực sẽ không thể làm sạch được nguồn nước này. Vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống xử lý riêng biệt để đảm bảo an toàn. Từ đó, có các quy định xử lý nước thải y tế để các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng và thực hiện.
Tại sao phải xử lý nước thải bệnh viện
Trong nước thải bệnh viện chứa nhiều chất vô cơ, hữu cơ, dầu mỡ, COD, BOD5, TSS,… cao nếu không được xử lý là nguyên nhân gây ra mất cân bằng hệ sinh thái, giảm lượng Oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng tới nguồn sinh sống của các sinh vật dưới nước.
Ngoài ra, nước thải các công trình phòng khám, bệnh viện không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho cộng đồng. Nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra ao, hồ… ngấm vào lòng đất gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đây là một phần trong xử lý nước thải y tế, rất cần trú trọng để đảm bảo nước đầu ra trước khi thải ra môi trường.
Một số quy định trong xử lý nước thải y tế
Quy định thu gom nước thải y tế
Quy định về thu gom, xử lý nước thải y tế được ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của bộ trưởng Bộ Y Tế, trong đó có những nội dung chính như sau:
- Mỗi cơ sở y tế cần phải xây dựng hệ thống thu gom và xử lý đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn nước thải y tế. Có hệ thống thu gom riêng đối với từng loại nước thải như nước mưa, nước trên bề mặt; hệ thống thu gom nước thải từ các phòng, khoa khám chữa bệnh.
- Hệ thống cống thu gom nước thải y tế phải được đặt ngầm, nắp đậy kín. Đồng thời có bể thu gom bùn.
- Tất cả các bệnh viện đều cần phải có hệ thống xử lý nước thải y tế hoàn chỉnh. Nếu thiếu, cần phải xây dựng bổ sung và đi vào hoạt động. Phải xử lý nước thải y tế theo các tiêu chuẩn về thông số chất ô nhiễm mới được xả ra ngoài.
- Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cần nhanh chóng tu bổ hoặc xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới. Nhằm đảm bảo quy trình xử lý nước thải an toàn và hiệu quả.
- Công nghệ xử lý nước thải y tế cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Ngoài ra, cần đảm bảo phù hợp với địa hình, kinh phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng.
- Thường xuyên có các cuộc kiểm tra định kỳ về chất lượng nguồn nước thải. Lưu các thông tin các kết quả kiểm tra vào sổ sách, hồ sơ.
Yêu cầu về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
- Sử dụng quy trình, công nghệ phù hợp. Nước thải y tế trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận phải có các thông số chất ô nhiễm đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Công suất hệ thống xử lý nước thải phải phù hợp với khối lượng nước thải y tế thải ra.
- Thiết kế cửa xả thải phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và lấy mẫu để xét nghiệm.
- Bùn thải trong nước thải y tế cần thu gom riêng và quản lý như chất thải rắn y tế.
Quy định về xả thải và quan trắc môi trường
Khi xây dựng hên thống xử lý nước thải y tế, cần phải tính toán thật kỹ càng và đảm bảo các nguyên tắc bố trí sau:
- Hệ thống xử lý nước thải phù hợp với quy hoạch phát triển của các sở y tế. Đảm bảo công trình có khoảng cách tối thiểu theo quy định với các khu dân cư xung quanh. Đặc biệt là khu dân cư sử dụng nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt chính.
- Trong khoảng cách vệ sinh môi trường, cần phải trồng hệ thống cây xanh với chiều rộng tối thiểu 10m. Trạm bơm nước thải thả chìm trong giếng ga kín cần có ống thông hơi để xả mùi hôi cao tối thiểu 3m.
- Cần đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp, nếu không đảm bảo khoảng cách vệ sinh môi trường. Đồng thời phải được các cơ quan quản lý môi trường địa phương chấp thuận.
- Hệ thống ống dẫn nước thải y tế phải là ống kín, có khả năng chống thấm cực cao. Tránh tình trạng rò rỉ nước thải ra đất hoặc mạch nước ngầm.