Nước thải của các nhà máy sơn có nhiều các chất gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau và có độ độc cao, màu sắc, mùi đặc biệt. Nước thải bị nhiễm bẩn bởi nguyên liệu đầu, sản phẩm phụ và sản phẩm cuối cùng. Trước tiên đó là các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia biến tính và hóa dẻo. Do đó cần xử lý nước thải sản xuất sơn ngay từ các công đoạn sản xuất.
Mối nguy hại từ chất thải, nước thải dây chuyền sản xuất sơn
Các chất thải từ các bước trong dây chuyền sơn kim loại ED hay dây chuyền sơn nhựa tự động nếu không được xử lí đạt chuẩn các chỉ số môi trường theo quy định sẽ trở thành mối nguy hại rất lớn tới môi trường và sức khỏe của con người. Bao gồm gây dị ứng da, mắt, tiêu hóa, hô hấp. Gây ngộ độc, dịch bệnh, ung thư…Hủy hoại môi trường thủy sinh, cây cối. Ô nhiễm sông hồ. Khi tiến hành xây dựng một dây chuyền sơn công nghiệp và đưa nó vào sử dụng, nếu bạn không nghĩ tới giải pháp xử lý nguồn nước thải của quá trình sản xuất, sẽ không thể hoạt động được lâu dài. Nói cách khác, bạn không thể tồn tại được. Không chỉ bởi các mối nguy hại cho sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường, mà về mặt pháp lí, bạn đã không tuân thủ luật pháp của nước ta.
Ý thức được vai trò và tầm quan trọng của quy trình xử lí nước thải từ hệ thống dây chuyền sơn. Vũ Hoàng là đơn vị luôn đi đầu trong việc tư vấn, đưa ra những giải pháp xử lí nước thải sơn hiệu quả nhất với mức đầu tư hợp lí vì sự phát triển bền vững của khách hàng. Vũ Hoàng cung cấp hệ thống xử lý triệt để chất thải của các dây chuyền sơn. Đem lại sự an tâm tới mỗi nhà máy sản xuất trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Nguồn gốc chất thải sơn
Trong chu trình vận hành của các dây chuyền sơn ED, sơn nhựa có thải ra các chất thải bao gồm các loại sau:
- Tạp chất bám dính trên bề mặt chi tiết đưa vào sơn
- Các loại cặn hóa chất tiền xử lý như hóa chất tẩy dầu, chất định hình…
- Lượng sơn và dung môi dư thừa được thu hồi từ buồng phun sơn
- Cặn sơn thải ra từ bể sơn ED
- Nước thải vệ sinh thiết bị
- Dung môi, chất tẩy rửa mỗi quy trình…
Xử lý nước thải sản xuất sơn như thế nào?
Các chất thải lẫn trong nước nếu xả ra môi trường sẽ gây ô nhiễm. Vì vậy cần sử dụng các biện pháp kết hợp hóa học, sinh học, hóa lý để tách lọc và xử lý triệt để. Nguồn nước sau khi được xử lý lại tiếp tục được bơm tuần hoàn. Và được vận chuyển để sử dụng lại cho một số công đoạn của dây chuyền.
Đối với công nghệ sơn phun (cho vật liệu nhựa)
Lượng sơn phun dư thừa sẽ theo màng nước trong buồng phun qua các kênh dẫn chảy xuống bể chứa. (bể bùn).
Ở bể bùn được bơm hóa chất phân tách, phân tách sơn (gồm chất dung môi, chất tạo màu, chất phụ gia). Các chất phụ gia, tao màu chưa phân hủy ban đầu chìm xuống ( bùn). Sau khi bơm hóa chất tuyển nổi, bùn sẽ nổi lên. Keo tụ lại sẽ được hút ra khỏi bể. Nước trong bể sau xử lý lại được bơm lại cấp cho màng nước của buồng phun sơn.
Đối với công nghệ sơn nhúng, sơn ED cho kim loại
Nước thải sơn từ các công đoạn tiền xử lý, tẩy rửa thiết bị và cặn sơn theo các kênh dẫn được đưa vào hố thu. Sau đó nước thải lần lượt được bơm qua các bể. Bao gồm bể điều hòa, bể keo tụ, bể lắng hóa lý, bể lắng trung hòa, bể Aerotank … Ở mỗi bể sẽ được bơm hóa chất tương ứng để xử lý các chất thải. Cuối cùng sau các công đoạn xử lý sẽ thu được chất thải dạng bùn. Và nước đã được xử lý triệt để.
Các loại hóa chất dùng xử lý nước thải:
- Dưỡng chất
- Chất axit
- Chất kiềm
- Chất trợ lắng
- Chất keo tụ
Nếu bạn đang băn khoăn về giải pháp xử lý nước thải cho doanh nghiệp sản xuất sơn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Địa chỉ liên hệ:
Website: www.vuhoangco.com.vn
Hotline: 0945609898