Khó khăn trong xử lý nước thải ngành giấy

So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu. Những khó khăn nào khiến nước thải không được xử lý? Mời quý bạn đọc tìm hiểu bên dưới đây.

Ô nhiễm ngành giấy tại nước ta hiện nay như thế nào?

Theo thống kê, cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Nước ta có nhiều cơ sở sản xuất giấy nhỏ lẻ, lạc hậu
Nước ta có nhiều cơ sở sản xuất giấy nhỏ lẻ, lạc hậu

Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9 – 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 – 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép; lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông.

Hiện nay, ở các khu vực có cơ sở sản xuất giấy đang phải chịu sức ép nặng nề về ô nhiễm môi trường, để sản xuất mỗi tấn bột giấy phải thải ra 10 tấn dịch đen. Riêng khu vực sông Cầu, chỉ với 3.500 mnước xả mỗi ngày, nhưng ngành giấy đã là thủ phạm số một gây ô nhiễm nặng cho dòng sông này, trong đó nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đứng đầu bảng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhễm nước thải ngành giấy

Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.

Ngoài ra, trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường nước.

Khó khăn của doanh nghiệp trong xử lý nước thải sản xuất giấy

Để trả lời cho các bạn câu hỏi ở đầu bài. Vì sao các doanh nghiệp lại không chú ý đến các hệ thống xử lý nước hiện nay. Theo như chúng tôi khảo sát các chủ doanh nghiệp ấy, thì có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Chi phí để sở hữu một hệ thống xử lý tốt là rất cao (hầu như đều phải nhập khẩu).
  • Ngoài chi phí lắp đặt, mà ngay cả chi phí nhân công để vận hành và bảo trì hệ thống cũng khá cao. (nếu có hư hỏng phải nhập các nguyên vật liệu từ nước ngoài).
  • Hệ thống không xử lý được nhiều nước thải khác nhau, và xử lý khối lượng không được lớn.
  • Đặc biệt, ở một số hệ thống xử lý còn gây ô nhiễm khi trong quá trình xử lý.

Đó cũng chính là những nguyên nhân chính khiến cho hầu như các chủ doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hay chỉ lắp đặt một cách đối phó. Đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và lẻ sẽ rất khó tiếp cận được các hệ thống xử lý nước thải mới nhất.

Sử dụng hóa chất xử lý nước thải có hiệu quả?

 

Sử dụng hóa chất xử lý nước thải ngành giấy
Sử dụng hóa chất xử lý nước thải ngành giấy

Hóa chất xử lý nước thải là công cụ đắc lực trong việc xử lý nước thải. Việc khó khăn trogn việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải khiến một số doanh nghiệp có thể xả thải trực tiếp hoặc xử lý qua loa với một số loại hóa chất mà không có sự hướng dẫn xử lý nào của đơn vị chuyên ngành. Với tính chất đặc trưng, nhiều thành phần nguy hại, để xử lý nước thải ngành giấy cần trải qua nhiều bước xử lý với một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh áp dụng các công nghệ xử lý khác nhau như keo tụ, lọc, lắng, sinh học…Việc sử dụng hóa chất để xử lý nước thải một cách tùy tiện không thực sự mang đến hiệu quả mà còn có khả năng gây nhiễm độc hóa chất thêm cho nước thải. Tuy nhiên việc sử dụng hóa chất trong các hệ thống xử lý nước thải lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Kết luận: Có thể nói, để ngành giấy phát triển ổn định theo hướng bền vững, cùng với việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực hiệu quả trong sản xuất, các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng cần chú trọng đầu tư, nghiên cứu áp dụng những công nghệ có khả năng giảm thiểu tối đa và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường.

Hóa chất Vũ Hoàng- Phân phối hóa chất xử lý nước thải chuyên nghiệp