Trong xử lý nước, người ta thường nói tới quá trình keo tụ, tạo bông nhờ vào các chất trợ keo, tạo bông. Vậy chúng là một hay hai công đoạn, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Quá trình keo tụ và tạo bông thực chất là 2 quá trình độc lập.
Quá trình keo tụ
Keo tụ là quá trình phá vỡ độ bền, đồng thời liên kết các hạt keo Các hạt keo đó có thể là silica, kim loại nặng, xác chết vi sinh, chất rắn hữu cơ,…
Trong nước thải sẽ chứa các hạt lơ lửng. Chúng mang điện tích cùng dấu, có lực tĩnh điện và kích thước rất bé. Do khả năng hấp thụ ion có sẵn trong môi trường xung quanh, chúng sẽ được bảo vệ bởi một lớp vỏ ion và nhờ đó không bị lắng xuống. Lớp vỏ bảo vệ này có thể mang điện tích dương hoặc âm. Sự chênh lệch điện thế giữa bề mặt hạt keo và lớp bọc bên ngoài được định nghĩa là thế zeta.
Thế zeta càng lớn thì độ bền vững của hạt keo càng cao. Do đó, để phá vỡ liên kết của lớp vỏ bảo vệ này, người ta sẽ thêm vào nguồn nước các chất trợ keo tụ. Chất trợ keo là ion mang điện tích trái dấu với hạt keo. Từ đó, hạt keo sẽ không còn lớp bảo vệ, dễ dàng bị tách khỏi dung dịch. Đây chính là cơ chế keo tụ.
Quá tình tạo bông
Tạo bông là quá trình các bông cặn được liên kết với nhau sau quá trình keo tụ. Quá trình này được thực hiện nhờ việc khấy với tốc độ nhỏ. Mục đích là tăng kích thước và khối lượng của các bông cặn. Nhờ đó, chúng sẽ dễ dàng bị lắng xuống, việc lọc nước sẽ thuận lợi hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình keo tụ – tạo bông
Để giải pháp làm lắng bằng keo tụ, tạo bông đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần nắm rõ những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình này. Cụ thể đó là:
Độ pH của nguồn nước
Thông thường, nguồn nước có pH thấp, chất hữu cơ mang điện tích âm nhiều và ngược lại. Về cơ chế, tốc độ hình thành quá trình đông tụ của dung dịch keo sẽ có mối liên hệ mật thiết với điện thế zeta. Trị số zeta càng bé, lực đẩy các hạt keo càng nhỏ. Chính vì thế mà tốc độ đông tụ được đẩy mạnh. Khi chỉ số zeta bằng 0, tốc độ đông tụ đạt cực đại. Mặt khác, dung dịch keo có bản chất là các hợp chất lưỡng tính, chỉ số pH quyết định đến trị số zeta của chúng.
Mỗi loại nước thải có một số pH thích hợp nhất. Hiện tại, không có một công thức nào để tính toán độ pH đối với từng loại nước thải. Chúng ta phải trích mẫu ra để kiểm thử.
Liều lượng của chất trợ keo, chất tạo bông
Quá trình keo tụ, tạo bông không phải chỉ là một phản ứng hoá học, đó là một chuỗi phản ứng với quy trình phức tạp. Tuỳ vào từng nguồn nước thải cần xử lý, người ta sẽ bỏ vào hàm lượng chất keo tụ, chất tạo bông hợp lí nhất.
Độ đục ban đầu
Hàm lượng chất lơ lửng quyết định độ đục của nước. Độ đục thấp dẫn đến khả năng các chất keo tụ có khả năng liên kết thấp. Hiệu quả mang lại sẽ không như ý muốn. Để lí tưởng nhất, người ta sẽ cho thêm các chất trợ keo nhằm tăng độ đục ban đầu.
Chất hữu cơ
Một số chất hữu cơ cản trở quá trình keo tụ.
Hiệu ứng khuấy chất trợ keo tụ, chất tạo bông
Tốc độ khuấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình keo tụ. Từng giai đoạn xử lý sẽ yêu cầu tốc độ khuấy riêng. Điều này đảm bảo cho các hạt keo sẽ được tiếp xúc với chất keo tụ tạo thành bông keo.
Nhiệt độ keo tụ
Nhiệt độ chính là yếu tố cuối cùng chúng tôi muốn nói đến. Nếu nhiệt độ cao, chuyển động của hạt hữu cơ và chất trợ keo quá nhanh khó tạo bông keo. Vì thế, hiệu quả làm lắng kém đi rõ rệt.
Mua hoá chất keo tụ tạo bông tại Hoá chất Vũ Hoàng
Vũ Hoàng là địa chỉ cung cấp chất trợ keo uy tín nhất hiện nay. Không chỉ chất lượng, mua hoá chất tại Vũ Hoàng luôn đảm bảo giá tốt nhất thị trường. Để mua hoá chất, quý khách hàng có thể gọi trực tiếp hotline 0945609898 hoặc liên hệ:
Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng
Điện thoại: 024 3382 9999 – 0857829999
Website : https://vuhoangco.com.vn
Địa chỉ:Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Văn phòng đại diện: Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội