Hướng dẫn sử dụng Xút (NaOH) trong xử lý nước thải.

Với các nguồn nước thải có pH thấp, để nâng độ pH lên người ta thường dùng NaOH. Trong quá trình sử dụng cần tính toán liều lượng chính xác để đạt được mục đích sử dụng. Đồng thời phải đảm bảo yếu tố an toàn, tránh những tai nạn không đáng có.

1 Tổng quan

Đối với nhứng ai làm việc trong ngành hóa chất, chắc hẳn ai cũng biết Xút là từ gọi tắt của Natri hydroxit, hay tên khác là Caustic Soda. Có công thức phân tử NaOH.

Natri hydroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy (xút vảy), hạt (xút hạt) hoặc ở dạng dung dịch với nhiều nồng độ khác nhau. Natri hydroxit rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong etanol và metanol. Nó cũng hòa tan trong ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi nhưng không hòa tan trong ether và các dung môi không phân cực khác.

Xút NaOH dạng viên
Xút NaOH dạng viên

2 Xút trong xử lý nước ngầm và nước thải

Nhiệm vụ chính của Xút NaOH trong xử lý nước ngầm cũng như xử lý nước thải là điều chỉnh pH của nước cần xử lý. Khi trong nước chứa nhiều axit hoặc các muối làm giảm pH của nước thì trước khi xử lý, chúng ta phải đưa pH về khoảng giá trị thích hợp. Mục đích của việc tăng pH thì ai cũng hiểu là tạo ra môi trường pH thích hợp cho một số phản ứng tạo ra, thuận lợi hơn cho quá trình xử lý nước ngầm, cũng như xử lý nước thải.

Khi cho xút vào thì một số hydroxyt của kim loại sẽ tạo thành dạng bền hơn và dễ kết tủa hoặc tạo keo hơn so với khi không có xút.

Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt hoặc một số nước thải có hàm lượng COD cao, muốn xử lý bằng vi sinh thì cũng phải nâng pH lên bằng cách châm xút vào. Mục đích thì cũng là đưa pH về mức thích hợp để vi sinh có môi trường thuận lợi để phát sinh và tạo sinh khối. Khi vi sinh vật sống và phát triển thì cũng là việc xử lý nước của chúng ta đạt hiệu quả.

Ứng dụng của natri hidroxit trong xử lý nước ngầm và xử lý nước thải là rất quan trọng. Nhưng phải lựa chọn loại Xút và nồng độ châm vào sao cho thích hợp. Tránh hiện tượng phản tác dụng.

Ngoài tác dụng trên, NaOH còn được sử dụng để trung hòa và khử cặn trong các đường ống.

3 Cách sử dụng

Có thể cho trực tiếp vào nước thải hoặc pha vào nước thành dung dịch trước khi sử dụng. Nên kết hợp với bút đo pH hoặc đầu dò tự động để đảm bảo liều lượng chính xác. Trước khi sử dụng cần đo nồng độ hóa chất và lượng nước thải để tính toán liều lượng cần dùng

Sau đây là cách tính nồng độ % khối lượng:

Cách tính nồng độ % khối lượng
Cách tính nồng độ % khối lượng

Trong đó:

C%: nồng độ phần trăm (%)

Mdd: khối lượng dung dịch (mdd = mct + mdm) ( đơn vị kg)

Mdm: khối lượng H2O (kg)

Mct: khối lượng chất tan (kg)

Hàm lượng hóa chất

Khi đó hàm lượng hóa chất cần pha được xác định theo công thức sau:

CCông thức tính hàm lượng hóa chất
Công thức tính hàm lượng hóa chất

– Nồng độ xút thích hợp dùng trung hòa nước thải từ 50 ppm.
– Liều lượng xút cần dùng:  50 ppm x 700m3 = 35 kg/ ngày đêm.

Muốn châm Xút vào trong nước cần xử lý, hiện nay người ta thường dùng bơm định lượng, là các dạng bơm piston hoặc bơm màng để định lượng xút châm vào dòng nước cần xử lý.

4 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản NaOH

Vì là một hóa chất độc hại có thể gây bỏng, hủy hại các bộ phận cơ thể hay gây đột biến, ung thư khi tiếp xúc trực tiếp, do đó khi sử dụng NaOH cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Mang đồ bảo hộ như kính, gang tay, quần áo bảo hộ… khi sử dụng.
  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực thiếp với không khí, đóng kín thùng khi không sử dụng.
  • Tránh các nguồn tạo lửa, nguồn nhiệt, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Giữ nhiệt độ kho chứa trên 15o
  • Tránh xa các loại hóa chất có tính axit, kim loại, nước, các vật liệu dễ cháy
  • Giữ thùng chứa ở nơi thông gió, khô ráo. Không lưu trữ cùng các vật liệu dễ cháy, axit mạnh, kim loại, tác nhân oxy hóa, nước, độ ẩm. Có biện pháp chống đóng băng.
  • Có kiến thức để xử lý kịp thời khi gặp sự cố xảy ra với NaOH.