Hóa chất xử lý nước thải là gì?

Xử lý nước thải hiện nay không chỉ là vấn đề của nhà nước, các cấp chính quyền mà ngay tại các doanh nghiệp cần phải lưu tâm bởi việc duy trì, đảm bảo nguồn nước an toàn, sạch trong quá trình sản xuất, tránh nguy cơ bị ô nhiễm cho nguồn nước chung, là điều hết sức quan trọng. Mỗi quy trình xử lý đều cần có một loại hóa chất xử lý nước thải chuyên dụng với nồng độ xử lý khác nhau.

1. Hóa chất xử lý nước là gì?

Hóa chất xử lý nước là một tên gọi chung cho tất cả các loại hóa chất có khả năng xử lý, khử sạch những nguồn nước bị ô nhiễm bằng cách phản ứng với các chất độc, dầu mỡ, tổng hợp chất cặn và lọc nước sạch từ nguồn nước thải sinh hoạt hay các nhà máy trước khi tiến hành đổ ra môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và sự an toàn của hệ môi trường sinh thái.

Có nhiều loại hóa chất xử lý nước
Có nhiều loại hóa chất xử lý nước

Hóa chất xử lý nước thải thường được chia thành4 nhóm:

  • Chất đông tụ: Trọng lượng phân tử của loại chất này khá cao, được sử dụng để liên kết các hạt trung hòa điện tích thành các tập hợp to hơn nhằm tăng tốc độ làm sạch nước. Thành phần của dòng nước thải và thiết kế của nhà máy xử lý nước có ảnh hưởng đến sự kết hợp tối ưu giữa chất keo tụ và chất đông tụ.
  • Chất trung hòa pH: Đây được xem là loại hóa chất đơn giản nhất, tùy vào từng quy trình sản xuất nước thải mà nó sẽ quyết định được cách sử dụng. Cách đơn giản nhất để đảm bảo được độ pH của nước thải là kiểm soát các loại axit mạnh, các hợp chất cơ bản và bổ sung ở liều lượng nhỏ trong quá trình xử lý.
  • Chất chống tạo bọt: Sự hình thành bọt khí trong nước thải là tác nhân xấu gây ra nhiều vấn đề đối với doanh nghiệp. Do đó các chất chống tạo bọt có độ nhớt thấp được sử dụng để làm cho vỡ bọt khí và vỡ bọt bề mặt. Tuy nhiên việc chọn đúng hóa chất và đúng liều lượng sẽ đảm bảo về hiệu quả, chi phí hợp lý khi sử dụng.
  • Chất keo tụ: Các chất keo tụ được tích điện ion (thường tích điện dương) là các hợp chất có trọng lượng phân tử thấp được thiết kế để trung hòa điện tích của các hạt lơ lửng.

2 Mục đích sử dụng hóa chất xử lý nước

Trong quá trình sản xuất công nghiệp luôn thải ra một lượng nước lớn cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Lượng nước này thường bao gồm các cặn, rác hoặc các chất gây nguy hiểm sức khỏe khi sử dụng. Khi nước thải không được xử lý sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả xấu như mắc các bệnh về da, ung thư hay môi trường sinh thái bị hủy diệt tạo nên các dòng sông chết, vùng đất chết. Bởi những lý do trên việc xử lý nước thải là vô cùng quan trọng cũng như việc lựa chọn các loại hóa chất xử lý nước thải đúng sẽ tăng hiệu quả xử lý.

Sử dụng các hóa chất xử lý nước giúp đem lại nguồn nước sạch cho sinh hoạt hằng ngày cũng như bảo vệ môi trường sống, nhằm tăng chất lượng cuộc sống và duy trì sự phát triển bền vững.

Sử dụng hóa chất xử lý nước giúp đem lại nguồn nước sạch
Sử dụng hóa chất xử lý nước giúp đem lại nguồn nước sạch

Ngoài những tác hại đến môi trường, mỗi quốc gia đều có những yêu cầu nhất định về việc xử lý nước thải. Với việc không xử lý nước thải sẽ phải chịu các chế tài đến từ nhà nước.

3 Ứng dụng của hóa chất xử lý nước

Hóa chất xử lý nước thải được ứng dụng mạnh mẽ trong vấn đề xử lý nước từ nước thải sinh hoạt đến nước thải trong công nghiệp. Cụ thể trong các ngành công nghiệp:

  • Trạm xử lý nước.
  • Xử lý nước thải giấy.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt.
  • Chế biến than.
  • Chế biến thực phẩm.
  • Công nghiệp ô tô.
  • Công nghiệp hóa dầu.
  • ……

Tuy nhiên, song song với công năng xử lý nước thì các hóa chất này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không biết cách sử dụng. Do đó khi sử dụng hóa chất xử lý nước, cần được tính toán liều lượng cũng như nắm được cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.