Nước thải ngành dệt nhuộm thường có chứa màu và rất nhiều chất độc hại đặc trưng của ngành. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu những đặc trưng của nước thải ngành dệt nhuộm cũng như phương pháp xử lý chúng nhé!
1 ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Nước thải trong công nghệ dệt nhuộm phát sinh từ các công đoạn hồ sợi, giữ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn. Trong nước tahir dệt nhuộm, hàm lượng các chất gây ô nhiễm nước thải trong từng loại hình công nghệ và từng loại sản phẩm thường khác nhau ,… Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước, gây độc hại với các loài thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan. Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.
2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đạt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng. Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng yêu cầu phải loại bỏ được các yếu tố thành phần như nhiệt độ, độ màu, chất rắn lơ lửng SS, COD, BOD5 và kim loại nặng.
- Phương pháp cơ học: song chắn rác thô, tinh, lọc cát để loại bỏ các vật chất có kích thước lớn, tách chất không hòa tan
- Phương pháp hóa học: Sử dụng tác nhân hóa học để trung hòa hoặc oxy hóa chất độc hại trong nước thải bao gồm quá trình khử trùng, oxy hóa bậc cao, keo tụ/tạo bông
- Phương pháp hóa – lý: Kết hợp các quá trình keo tụ/tạo bông, lắng, tuyển nổi, lọc (Lọc cát và than hoạt tính) tùy thuộc vào đặc điểm nước thải, với mục đích loại bỏ SS, độ màu, một phần chất hữu cơ hòa tan và các kim loại nặng.
- Phương pháp sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nhằm loại bỏ COD, BOD. Quá trình sinh học có thể kết hợp quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí.
3 GIỚI THIỆU MỘT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Nước thải từ các cống rãnh trong nhà máy chảy về bể thu gom, tại hố thu có lắm đặt song chắn rác. Song chắn rác có nhiệm vụ loại bỏ các vật có kích thước lớn như lá khô, sợi chỉ vải, túi ni lông…Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ nước thải cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể điều hòa, cung cấp khí bằng hệ thống đĩa sục khí hoặc ống đục lỗ nhằm tạo điều kiện khuấy trộn và duy trì tình trạng hiếu khí trong bể.
Sau đó, nước chảy qua công trình xử lý đầu tiên đó là bể phản ứng hay còn gọi là bể tạo bông. Tại đây, cung cấp hóa chất điều chỉnh pH và hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông. Một số hóa chất dùng trong bể này gồm phèn nhuôm, PAC, Polymer anion…
Sau đó nước thải chảy qua bể lắng hóa lý. Tại đây dưới tác dụng của trọng lực và sự chênh lệch tỷ trọng giữa bông bùn và nước, các bông bùn sẽ lắng dưới đáy, nước sạch chảy vào máng thu và chảy qua bể trung gian.
Bể trung gian có nhiệm vụ ổn định lưu lượng. Nước thải sau quá trình keo tụ – tạo bông loại bỏ được phần lớn các kim loại nặng, độ màu và một phần BOD, COD cho qua bể aerotank. Aerotank là quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Tại đây, vi sinh vật hiếu khí phát triển dưới tác dụng của hệ thống sục khí. Các vi sinh vật sẽ phân giải chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản. Hiệu quả xử lý BOD va COD ở bể này đạt đến 90 – 95%.
Từ bể hiếu khí, nước được dẫn sang bể lắng đợt 2. Tại đây, diễn ra quá trình phân tách bùn và nước thải. Nước trong đi ra trên mặt bể được đưa qua bể khử trùng, rồi thải ra ngoài môi trường. Tại đây nước được hòa trộn đều với dung dịch Chlorin đồng thời lưu với thời gian thích hợp để thực hiện quá trình khử trùng.
Bùn dư cùng với bùn tại các bể lắng đựơc làm giảm thể tích tại bể nén bùn. Phần nước từ quá trình ép bùn sẽ được đưa trở lại hố thu gom, phần bùn sau khi tách một phần nước được đưa qua máy ép bùn. Phần bùn sau khi ép được đưa đến bãi rác để được chôn lấp.
Bài viết trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về nước thải ngành dệt nhuộm và cách xử lý. Ngoài ra, nếu quý bạn đọc có nhu cầu về xử lý nước thải dệt nhuộm nói riêng và nước thải nói chung, có thể liên hệ ngay với Hóa chất Vũ Hoàng để đựơc hỗ trợ nhé!