Kim loại nặng như sắt, chì, asen rất dễ nhiễm vào nước sinh hoạt. Nếu con người sử dụng nguồn nước này lâu dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nhiêm trọng. Để loại bỏ chúng, người ta có thể dùng nhiều cách trong đó sử dụng các hóa chất xử lý nước được cho là dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí nhất.
1 Kim loại nặng là gì?
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am…). Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta. Có rất nhiều nguy cơ khiến cho nước sinh hoạt bị nhiễm kim loại như: do hoạt động xả thải của các nhà máy sản xuất, do đừơng ống dẫn nước bằng kim loại…
2. Các loại kim loại nặng trong nước
Sắt (Fe)
Sắt là kim loại nặng tồn tại chủ yếu ở nước ngầm và có một số ít ở nước mặt. Ở nước ngầm sắt thường hòa tan trong nước dưới dạng Fe2+ nên có mùi tanh. Khi sắt Fe2+ gặp oxy sẽ chuyển hóa thành sắt Fe3+ nước có màu vàng nâu đỏ. Trường hợp nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ, sắt có thể chuyển thành dạng keo (hay còn gọi là phức hữu cơ) rất khó xứ lý. Còn nếu nước có độ PH thấp, hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa sẽ xảy ra, hàm lượng sắt theo đó mà tăng lên kéo theo sự biến đổi màu sắc sang vàng, độ đục tăng khiến nước khó sử dụng. Theo tiêu chuẩn nước uống và nước sạch, hàm lượng sắt trong nước quy định phải nhỏ hơn 0,5mg/l.
Mangan (Mn)
Mangan cũng là một kim loại nặng thường thấy trong nước ngầm ngay cả nguồn nước máy đã được xử lý cũng thường thấy có kim loại này. Mangan trong nước tạo ra lớp cặn màu đen bám đóng vào thành và đáy dụng cụ chứa nước, bồn cầu, ống nước… Nước nhiễm mangan tạo ra vị khó chịu cho nước và làm hoen ố quần áo. Hàm lượng mangan được quy định cho nước uống và nước sạch phải nhỏ hơn 0,5mg/l.
Asen (As)
Asen là kim loại có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Asen thường tồn tại trong nước ngầm và một số ít ở nước mặt. Tiêu chuẩn về nước sạch quy định lượng asen nhỏ hơn 0,05mg/l. Đối với nước uống, lượng asen phải ít hơn 0,01mg/l.
Chì (Pb)
Chì trong nước có hàm lượng không lớn chỉ từ 0,4-0,8mg/l. Nguyên nhân nước nhiễm chì do nước thải công nghiệp và hiện tượng ăn mòn đường ống chính là nguyên nhân nước nhiễm chì. Theo quy định về nước sạch và nước uống, lượng chì trong nước phải nhỏ hơn 0,01mg/l.
Crom (Cr)
Nước nhiễm crom thường là những nơi bị ô nhiễm nước thải công nghiệp sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuộc da, xi mạ và khai thác mỏ thường có nhiều crom. Kim loại nặng này được xếp vào chất độc nhóm 1 với khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi. Theo quy định, lượng crom trong nước cần ít hơn 0,05mg/l.
Cadimi (Cd)
Cadimi là kim loại nặng thường thấy trong nước ngầm nhiều hơn nước mặt, cadimi thường được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, chế tạo đồ nhựa; hợp chất cađimi được sử dụng để sản xuất pin… Nước nhiễm cadimi do nước ngầm thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau trong quá trình di chuyển. Cadimi trong nước uống được quy định phải dưới 0,003mg/l.
Thủy ngân (Hg)
Thuỷ ngân là kim loại tồn tại ở dạng lỏng, rất nặng và dễ sa lắng, dễ bốc hơi ngay cả ở nhiệt độ thường nên hóa chất này có thể còn nằm lại trên các mái nhà, cây cối, trên các bề mặt và các vật dụng lưu chứa hở,…Khi mưa xuống hoặc người dân rửa mái nhà, tường và các vật dụng, thủy ngân ngấm vào trong đất, trong nước ngày càng nhiều. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm thủy ngân trong môi trường đất và nước. Thủy ngân khi ngấm vào nước sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất của thủy ngân, thủy ngân hữu cơ và thủy ngân vô cơ
Kẽm (Zn)
Nước nhiễm kẽm thường ở nước mặt và ngay cả nguồn nước ngầm cũng nhiễm kim loại kẽm. Nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm trên là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp sản xuất chưa được xử lý mà xả thải ra môi trường bên ngoài làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Đồng (Cu)
Đồng tạo ra vị khó chịu khi tồn tại trong nước với hàm lượng 1-2mg/l. Khi nồng độ tăng cao từ 5-8mg/l, nước nhiễm đồng không thể uống được. Vì thế, tiêu chuẩn quy định hàm lượng đồng trong nước phải nhỏ hơn 2mg/l.
Molybden (Mo)
Mobylen là kim lại nặng thường có trong nước ngầm ở các khu vực nhiễm nước thải từ các ngành thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, hóa dầu và ngành điện. Theo quy định, lượng molybden trong nước uống phải nhỏ hơn 0,07,g/l.
Trên đây là một số kim loại nặng thường tìm thấy trong nước sinh hoạt hằng ngày, để mua hóa chất xử lý nước nhiễm kim loại nặng, quý khách hàng có thể liên hệ với Hóa chất Vũ Hoàng theo địa chỉ sau:
Webiste: https://vuhoangco.com.vn/
Hotline: Mr. Huy- 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn