Clo là chất độc, cả khi ở thể lỏng, rắn. Do đó khi vận chuyển, bảo quản cần lưu ý an toàn tránh rò rỉ ra ngoài môi trường. Bài viết này, Vũ Hoàng sẽ hướng dẫn chi tiết cách phòng ngừa cũng như xử lý khi sự cố rò rỉ xảy ra.
Khí clo độc như thế nào?
Ngộ độc clo xảy ra khi bạn nuốt hoặc hít phải clo. Clo sẽ phản ứng với nước, bao gồm cả nước trong hệ tiêu hóa, để hình thành axit clohydric (HCl) và axit hypocloric (HClO). Cả hai loại chất này đều rất độc đối với con người.
Ngộ độc clo có thể gây ra các triệu chứng trên toàn cơ thể. Các triệu chứng của hệ hô hấp bao gồm khó thở và hình thành dịch trong phổi. Các triệu chứng ở hệ tiêu hóa bao gồm:
- Nóng rát ở miệng
- Sưng phù họng
- Đau họng
- Đau bụng
- Nôn mửa
- Có máu trong phân
- Phơi nhiễm với clo còn có thể gây tổn thương hệ tuần hoàn. Các triệu chứng của hệ tuần hoàn bao gồm:
- Sự thay đổi về cân bằng pH trong máu
- Tụt huyết áp
- Tổn thương mắt nghiêm trọng, bao gồm nóng rát và kích ứng mắt. Trong những trường hợp nhặng nhất, có thể sẽ bị mất thị lực tạm thời
- Tổn thương da, có thể để lại hậu quả là tổn thương mô, bỏng và kích ứng da.
Sự cố rỏ rỉ clo công nghiệp
a) Sự cố có thể xảy ra:
Rò rỉ từ thiết bị châm Clo, từ các mối nối, từ các gioăng đệm, từ thao tác, từ hỏa hoạn.
b) Biện pháp phòng ngừa:
– Khi bốc xếp các bình chứa Clo lỏng lên xuống xe ô tô phải dùng tời hoặc cần cẩu nhỏ. Nghiêm cấm việc lăn bình cho rơi tự do xuống khỏi xe;
– Các bình xếp trên xe phải được kê chèn chắc chắn. Phải có biện pháp thích hợp để chống lăn bình, đổ bình các van của bình phải xếp quay về 01 phía, không xếp các bình chồng lên nhau;
– Trên xe nhất thiết phải có 02 người đi theo hàng trong quá trình vận chuyển. Và phải luôn có đầy đủ dụng cụ: Cờ lê, mỏ lết, mặt nạ phòng độc… để giải quyết sự cố khi cần thiết. Xe chở bình chứa Clo lỏng phải đảm bảo thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bình;
– Không chở Clo chung với bất kỳ loại hàng hóa nào khác. Không được đỗ xe có chở Clo lỏng ở những nơi đông người;
– Thường xuyên kiểm tra các bình chứa Clo, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi sử dụng Clo trong xử lý nước.
c) Một số biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố:
Đối với người bệnh
Trong trường hợp phát hiện rò rỉ Clo, công nhân vận hành phải đeo mặt nạ phòng độc, mũ, quần áo bảo hộ, kính an toàn, găng tay bảo vệ và bình thở oxi để xử lý. Nếu bị nhiễm khí Clo cần lập tức đưa người bệnh ra chỗ thoáng mát. Nới rộng quần áo và kịp thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không làm hô hấp nhân tạo vì làm như vậy sẽ gây tổn thương về phổi;
Xử lý rò rỉ
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý rò rỉ Clo, điển hình một số phương pháp như sau:
– Xử lý rò rỉ Clo bằng giàn phun mưa:
Dàn phun mưa là giải pháp được rất nhiều nhà máy sử dụng bởi khả năng lắp đặt dễ dàng, tiết kiệm chi phí. Điểm trừ đó là mặt kĩ thuật còn nhiều hạn chế.
- Cách lắp đặt: Sử dụng lượng mưa với cường độ 10m3/m2/giờ cho các bình Clo loại 50 kg, 500 kg, hay 1000 kg.
- Lượng clo đang rò rỉ sẽ xảy ra phản ứng sau khi phun mưa vào:
Cl2 + H2O = HCl + HOCl -> H+ + OCl– + Cl–
– Xử lý rò rỉ Clo bằng dung dịch nước vôi:
Một số nhà máy nước hiện nay áp dụng biện pháp này khi cho xây dựng ngay dưới nhà trạm Clo một thùng vôi lớn. Trong trường hợp Clo rò rỉ, van an toàn được mở ra. Toàn bộ bình Clo đang rò lập tức được đánh tụt xuống thùng vôi và chờ xử lý tiếp;
– Xử lý rò rỉ Clo bằng tháp trung hòa Clo:
Đây được coi là một trong các biện pháp tối ưu hiện nay và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Hoá chất Vũ Hoàng- cung cấp hoá chất xử lý nước chuyên nghiệp
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng
Hotline: Mr. Huy :0945609898
Điện thoại: 024 3382 9999 – 0857829999
Website : https://vuhoangco.com.vn
Email : vuhoang@vuhoangco.com.vn
Địa chỉ:Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Văn phòng đại diện: Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội