Đề xuất phương án xử lý nước thải thuộc da tối ưu

Như bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những tính chất cũng như tác động của nước thải thuộc da đối với môi trường. Vậy xử lý nước thải thuộc da như thế nào để tối ưu nhất? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!

Từ những phân tích, đánh giá mang tính cơ sở, Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng đã nghiên cứu, thực nghiệm và đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da tối ưu, đảm bảo thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí nhấtccho doanh nghiệp.

1 Sơ đồ quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da
Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da

2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thuộc da:

Nước thải thuộc da được tách thành 2 dòng thải: dòng thải của các công đoạn sản xuất và dòng thải công đoạn thuộc crom để xử lý.

Đối với dòng nước thải thuộc da của các công đoạn sẽ đưa qua song chắn rác thô để loại bỏ thịt, mỡ rồi vào bể thu gom tập trung.

Đối với dòng thải chứa crom của các công đoạn thuộc da sẽ được dẫn qua song chắn rác thô để loại bỏ các rác thô có kích thước lớn rồi đưa về bể trộn, dd NaOH được châm vào để tạo kết tủa Cr(OH)3 và NaOH để tăng pH vì nước thải của công đoạn thuộc mang tính axit.

Sau khi quá trình kết tủa xảy ra, nước thải được dẫn qua bể lắng để lắng cặn kết tủa vừa hình thành, đồng thời Cr3+ cũng được loại bỏ. Phần bùn cặn được đưa về bể chứa bùn để xử lý. Phần nước thải thuộc da sau lắng được dẫn qua hố thu gom tập trung để xử lý.

Nước thải thuộc da từ hố thu gom tập trung được dẫn về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất thải có trong nước thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị sục khí để tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn, phân hủy yếm khí dưới đáy bể.

Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải thuộc da được dẫn qua bể tuyển nổi để tách dầu mỡ, cặn lơ lửng có trong nước thải ra khỏi dòng thải nhờ quá trình sục khí. Các bọt khí từ dưới đáy bể nổi lên kéo theo các hạt cặn bám dính trong bọt khí ra khỏi dòng thải.

Nước thải thuộc da sau khi ra khỏi bể tuyển nổi được dẫn về bể keo tụ tạo bông, hóa chất được cho vào bể giúp các hạt keo trong nước thải kết dính lại với nhau hình thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn.

Nước thải sau khi hình thành bông cặn được dẫn qua bể lắng I để lắng bông cặn ra khỏi dòng thải nhờ quá trình trọng lực. Các bông cặn được lắng xuống dưới đáy bể và phần bùn cặn được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý. Phần nước trong sau lắng được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thuộc da.

Nước thải sau khi tạo bông được đưa qua bể lắng
Nước thải sau khi tạo bông được đưa qua bể lắng

Tại bể Aerotank, hệ thống sục khí giúp cung cấp đầy đủ oxi cho các vi sinh vật hiếu khí trong bể hoạt động. Các vi sinh vật hiếu khí phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản theo phản ứng sau:

VSV hiếu khí + CHC + O2 à CO2 + H2O + sinh khối mới

Nước thải thuộc da sau khi ra khỏi bể Aerotank được dẫn qua bể lắng sinh học để lắng phần bùn cặn vừa được hình thành. Một phần bùn cặn được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, một phần bùn được tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh trong bể.

Nước trong sau lắng được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn có hại còn xót lại trong nước thải. Hệ thống xử lý nước thải thuộc da đầu ra sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Trên đây là một phương pháp xử lý nước thải thuộc da. Mọi quy trình đều được coi là tương đối vì còn cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tính chất nước thải, quy mô doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp đang phân vân về vấn đề xử lý nước thải hoặc cần mua hóa chất xử lý nước thải thuộc da, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 0945609898 để được tư vấn.