Dựa vào nguồn thải, nước thải được chia ra gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp. Trong đó, nước thải y tế được cho là nguy hại nhất vì không chỉ chứa các yếu tố ô nhiễm thông thường mà còn bao gồm các loại vi trùng, vi rút, các loại hóa chất độc hại và chất phóng xạ. Xử lý nước thải y tế với nguồn chi phí hạn hẹp đang là bài toán lớn đối với nước ta.
1 Giới thiệu về nước thải y tế
Nước thải y tế là nước thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải y tế chảy vào.
Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nước thải y tế chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại.
Nước thải bệnh viện bao gồm 02 nguồn:
+ Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ví dụ: Pha chế thuốc, tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm…,
+ Nước thải sinh hoạt: Sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân của bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh.

2 Các thành phần ô nhiễm.
Các thành phần chính của nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi trường là:
– Các chất hữu cơ;
– Các chất dinh dưỡng;
– Các chất rắn lơ lửng;
– Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
– Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
– Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Chất lượng nước thải một số bệnh viện khu vực phía Bắc
STT | Chỉ tiêu ô nhiễm | Đơn vị tính | Hàm lượng trung bình | ||
Tổng | BV tuyến tỉnh | BV tuyến trung ương | |||
1. | pH | – | 7,16 | 7,02 | 6,81 |
2. | COD | mg/l | 148,79 | 134,81 | 142,42 |
3. | BOD5 | mg/l | 78,03 | 77,61 | 74,41 |
4. | SSa | mg/l | 48,35 | 35,70 | 66,43 |
5. | NH4+ (tính theo N) | mg/l | 24,44 | 27,99 | 29,44 |
6. | NO3- (tính theo N) | mg/l | 0,15 | 0,32 | 0,53 |
7. | PO43- (tính theo P) | mg/l | 6,57 | 6,70 | 8,37 |
8. | S2- (tính theo H2S) | mg/l | 2,79 | 3,54 | 3,95 |
9. | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 2,62 | 2,84 | 2,35 |
10. | Coliform/100mlb | – | 81×104 | 93×104 | 75×104 |
11. | Vibrio cholera/100mlb | – | PHT | PHT | PHT |
12. | Shigella/100mlb | – | PHT | PHT | PHT |
13. | Salmonella/100mlb | – | PHT | PHT | PHT |
(a) – Số liệu năm 2011 (b) – Số liệu năm 2012 – 2013, nước thải sau xử lý |
Nguồn: Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Kết quả quan trắc môi trường bệnh viện từ năm 2010 – 2013
Với những yếu tố độc hại như đã nêu ở trên thì việc xử lý nước thải y tế là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở khám chữa bệnh tại nước ta (nhất là đối với những đơn vị có quy mô không lớn) chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn chi phí cho vấn đề này còn hạn hẹp. Sử dụng hóa chất xử lý nước là giải pháp tình thế hiện nay có hiệu quả lớn nhất để xử lý nước thải y tế.
Liên hệ mua hóa chất xử lý nước tại Miền Bắc:
Webiste: https://vuhoangco.com.vn/
Hotline: Mr. Huy- 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn