Nếu bạn làm trong ngành xử lý nước, chắc chắn đã một lần nghe tới hoá chất PAC. Như đã biết đây là một hoá chất an toàn khi sử dụng để xử lý nước lại cho hiệu quả cao. Vậy câu hỏi đặt ra là có được dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất hay không? Mời các bạn cùng Vũ Hoàng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Hóa chất PAC là gì?
Hóa chất PAC là gì? Chất trợ lắng PAC là gì? Hóa chất poly aluminium chloride là gì? Poly aluminium chloride là gì? PAC là viết tắt của từ gì? Có rất nhiều người đang nhầm tưởng các câu hỏi này là khác nhau nhưng thực chất đây đều là câu hỏi về PAC.
Hóa chất xử lý nước PAC là viết tắt của từ poly aluminium chloride – Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Đây là loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước cấp, nước thải, nước nuôi trồng thủy sản, giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus có trong nước.
Hóa chất PAC chứa hàm lượng nhôm tới 28 – 32% đem đến khả năng keo tụ các cặn bẩn trong nước một cách hiệu quả mà không gây hại đến môi trường. Hiện nay, hóa chất PAC được sản xuất với số lượng lớn và sử dụng phổ biến tại các nước Châu Á thay thế hoàn toàn cho phèn nhôm sunfat.
Đặc điểm tính chất nổi bật của PAC
Hóa chất keo tụ PAC tồn tại ở dạng lỏng và dạng bột nên màu sắc và cơ chế hóa học của PAC cũng khác nhau:
- PAC dạng bột có màu vàng chanh, trắng ngà, tan hoàn toàn trong nước. Lưu trữ được lâu dài trong điều kiện thường.
- PAC dạng lỏng có màu vàng nâu. Thường được đựng trong chai hoặc can nhựa để bảo quản được lâu hơn.
Hóa chất trợ lắng PAC có khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng các kim loại nặng tốt hơn so với phèn sunfat.
Ứng dụng nổi bật
Hóa chất poly aluminium chloride (PAC) được sử dụng rộng rãi như một chất kết tủa công nghiệp. Và ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. PAC có ý nghĩa trong xử lý nước đục, nước bẩn, tạo ra nguồn nước chất lượng cao sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Do vậy, hóa chất keo tụ PAC được ứng dụng hầu hết trong những quy trình công nghệ sau đây:
- Hóa chất xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng. Như nước thải công nghiệp ngành nhuộm, gốm sứ, gạch, giấy, chế biến thủy sản, ngành luyện kim,…
- Hóa chất keo tụ PAC, keo tụ những cặn bẩn lơ lửng để xử lý nước cấp dân dụng, nước cấp công nghiệp. Thích hợp với các nhà máy cấp nước sinh hoạt, hồ bơi trạm cấp nước,…
- Ứng dụng trong lọc nước sinh hoạt, nước uống cho hộ gia đình. Được lắng trong trực tiếp từ nước sông hồ kênh rạch tạo nước sinh hoạt.
- Hóa chất xử lý nước PAC trong ao nuôi trồng thủy sản (đặc biệt ao nuôi cá, ao nuôi tôm)
Tùy vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của các loại nước thải mà chúng ta sử dụng liều lượng keo tụ PAC khác nhau. Liều lượng pha hóa chất PAC cần xác định thông qua thử trực tiếp với đối tượng cần xử lý
Hóa chất PAC có độc không?
So với các loại hóa chất trợ lắng khác, PAC được đánh giá là hợp chất có tính an toàn cao. Theo như khoa học đã chứng minh việc sử dụng PAC đúng liều lượng và quy trình hoàn toàn KHÔNG GÂY ĐỘC.
Xử lý nước bằng PAC sẽ không làm phá vỡ cấu trúc cân bằng của pH, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. PAC mang lại hiệu quả tốt ngay cả với nồng độ thấp. Vì vậy nó hạn chế gây độc hại cho sức khỏe và môi trường.
Tuy nhiên, nếu sử dụng hoá chất bể bơi quá liều lượng cũng như sai quy trình thì việc tiếp xúc với hàm lượng lớn hóa chất cũng có thể gây ra một vài ảnh hưởng như:
- – Hô hấp khó khăn, thở gấp, đau họng…
- – Sưng, tấy đỏ mắt
- – Kích thích da gây ngứa, rát, nổi mụn
- – Hệ tiêu hoá bị ngộ độc: nôn mửa, đau dạ dày, tiêu chảy…
Lưu ý khi sử dụng hóa chất PAC
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng PAC, cần lưu ý những điều sau:
– Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết như: khẩu trang, bao tay, kính mắt… Tránh tiếp xúc trực tiếp, hít hoặc nuốt phải hóa chất.
– Bảo quản hóa chất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
– Sử dụng với liều lượng hợp lý tùy thuộc vào tình trạng nước. Tránh tình trạng lạm dụng hoá chất làm mất đi tác dụng cũng như gây mất đảm bảo an toàn.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tránh sử dụng hoá chất cho những môi trường không thích hợp.
– Không sử dụng nguồn nước đã châm hóa chất PAC khi chưa đủ 4 tiếng sau khi xử lý.
Kết luận: Nếu sử dụng đúng liều lượng thì PAC là hoá chất không gây độc hại. Tuy nhiên nó cũng có thể gây kích ứng da và đường hô hấp. Do đó không được trực tiếp dùng tay chạm vào hoá chất này
Hoá chất Vũ Hoàng- cung cấp hoá chất xử lý nước toàn quốc