Cơ chế của PAC trong việc làm sạch nước thải . Hoá chất PAC có bản chất là phèn nhôm cao phân tử polymer, thường dùng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất trong nước. Loại hóa chất này đã được dùng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Cùng Vũ Hoàng tìm hiểu về PAC ngay nhé!
Hóa chất PAC – Khái niệm,công thức hóa học PAC, tính chất – cơ chế của PAC
Khái niệm :
Hóa chất PAC – Poly Aluminium Chloride – loại hóa chất nắm vai trò giúp vi khuẩn, tạp chất tạo thành khối dễ vệ sinh hơn. PAC được sử dụng thường xuyên nhằm làm sạch nước thải hay nước nuôi trồng.
Thành phần trong PAC có chứa 28 – 32% nhôm nhằm tối ưu hiệu quả kết tụ cặn bẩn, vi khuẩn, chất thải. Nhờ đó, hiệu quả làm sạch, đảm bảo an toàn nguồn nước sử dụng được nâng cao rõ rệt.
Công thức hóa chất PAC
Công thức hóa chất PAC là [Al2(OH)nCl6-n]m ( trong đó, m<=10, n<=5).
Tính chất đặc trưng của PAC
Hóa chất PAC khi tồn tại ở dạng bột và dạng lỏng sẽ có một vài tính chất đặc trưng sau:
- Hóa chất dạng bột có màu vàng, tan nhanh trong nước;
- Khi PAC cấu tạo dạng lỏng sẽ có màu nâu cánh gián.
Điều kiện để hóa chất phát huy hết tác dụng là pH phải đạt từ 5.5 – 7.5.
Ưu điểm của PAC so với các nhóm phèn chua khác
Hóa chất phèn nhôm PAC sở hữu một vài ưu điểm nổi trội như:
- Hiệu quả tác động cao hơn loại phèn nhôm khác 4 – 5 lần;
- Tối ưu chi phí hơn do chỉ cần liều lượng ít;
- PAC keo tụ chất thải thành những bông cặn to, xử lý dễ dàng bằng dụng cụ chuyên dụng;
- PAC duy trì độ pH ổn định vốn có của nước, loại bỏ kim loại nặng ra khỏi môi trường;
- Ít ăn mòn, an toàn với hệ thống dẫn nước thải;
- Không gây nguy hại với môi trường và người sử dụng.
Xem thêm : >>> Hóa chất PAC-HB 31% Việt Trì
Nhược điểm của PAC
Bất kỳ loại hóa chất nào khi được sử dụng đều có hạn chế nhất định. PAC cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là nhược điểm của sản phẩm này:
- Vì tác dụng nhanh mà chỉ cần một lượng nhỏ nên nếu sử dụng lượng quá nhiều dễ gây mất tác dụng keo tụ.
- Chloride trong PAC là hoạt chất giúp quá trình kết khối cặn bẩn diễn ra nhưng cũng là chất gây ăn mòn bề mặt. Vậy nên trước khi sử dụng cần phải cân nhắc kỹ.
Cơ chế của hóa chất PAC trong xử lý nước
Trong môi trường nước, PAC bị phân ly và thủy phân tạo ra các loại hạt chứa nhôm (Al), bao gồm Al3+, Al(OH)2+, Al(OH) phân tử, và Al(OH)4–. Đồng thời, phân ly ra ba dạng polime quan trọng: Al2(OH)24+, Al3(OH)45+, Al13O4(OH)247+ (được gọi tắt là Al13). Trong đó, Al13 được xem là tác nhân chính gây ra hiện tượng keo tụ và có hiệu suất tốt nhất.
Khi sử dụng Poly Aluminium Chloride (PAC). Quá trình hoà tan sẽ tạo ra các hạt polyme Al13 có điện tích dương vượt trội (7+). Điều này giúp hạt polyme này có khả năng trung hoà điện tích của các hạt keo. Và tạo ra hiện tượng keo tụ mạnh mẽ. Hơn nữa, tốc độ thuỷ phân của các hạt polime Al13 chậm hơn rất nhiều so với Al3+. Điều này làm cho chúng tồn tại trong nước trong thời gian dài hơn, tăng khả năng tác động lên các hạt keo cần xử lý.
Bên cạnh đó, vùng pH hoạt động của PAC lớn gấp đôi so với phèn, điều này làm cho việc sử dụng PAC trong quá trình keo tụ trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, do kích thước của các hạt polime Al13 lớn hơn đáng kể so với Al3+, nên khi bông cặn hình thành, chúng có kích thước lớn và tổ chức chặt, điều này thuận lợi cho quá trình lắng tiếp theo của chúng.
Tham khảo thêm bài viết : >>>> Mua hóa chất PAC 31%
Cách pha hóa chất PAC xử lý nước tại nhà – cơ chế của PAC
Cách pha chế hóa chất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
– Pha PAC thành dung dịch có nồng độ 5-10% rồi sau đó châm vào nguồn nước cần xử lý.
– Hàm lượng xử lý nước mặt là khoảng 1-10 g/m3 phụ thuộc vào độ đục của nước thô.
– Lượng PAC cần sử dụng trong xử lý nước thải công nghiệp là từ 20-300 g/m3 . Còn tùy thuộc vào hàm lượng nồng độ chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
– Đối với xử lý nước sông hồ ao, sẽ được xác định bằng thử nghiệm trực tiếp, sau đó lắng trong. Nếu dùng để uống cần đun sôi hoặc cho nước khử trùng theo liều lượng hướng dẫn. Liều PAC sử dụng thông thường trong xử lý nước sông, ao, hồ là:
+ Nước có độ đục thấp (50- 400 mg/l): Dùng 1 – 4 g.
+ Nước có độ đục trung bình (500- 700 mg/l): Dùng 5-6 g.
- + Nước có độ đục cao (800-1.200 mg/l): Dùng 7-10g.
– Trong xử lý nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy nhuộm, nhà máy chế biến thủy sản,… sẽ dùng khoảng 15-30g/m3. Liều lượng chính xác cần được xác định bằng cách thử trực tiếp với đối tượng cần xử lý.
– Xử lý nguồn nước nuôi con giống thủy sản: Pha PAC thành dung dịch 10-20%. Châm vào nguồn nước cần khuấy đều và lắng trong.
Chú ý: Dung dịch đã được pha loãng chỉ nên dùng trong 4-8 giờ để đạt hiệu quả cao nhất..
Cách bảo quản và lưu ý khi dùng hoá hoá chất PAC – cơ chế của PAC
Lưu ý khi sử dụng
– Vì PAC có tác dụng mạnh ở liều lượng thấp nên việc cho quá liều có thể làm hạt keo tan ra. Do đó, cần tuân thủ đúng liều lượng sử dụng.
– Trong quá trình sử dụng cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn và tránh hóa chất dính vào cơ thể.
Bảo quản
Lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm do PAC rất dễ hút ẩm.
Kết luận :
Trên đây là toàn bộ thông tin về hóa chất PAC, nếu quý khách hàng có nhu cầu mua hóa chất hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên của Vũ Hoàng qua số HOTLINE 0945609898 hoặc Website : https://vuhoangco.com.vn để được tư vấn miễn phí.