Vôi là thành phần cung cấp canxi cho đất trồng hiệu quả. Giúp cho cây trồng dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Vì thế mà việc sử dụng vôi bột trong nông nghiệp cũng được áp dụng rộng rãi. Với mỗi loại cây trồng đều có cách sử dụng vôi khác nhau, vậy sử dụng như nào cho đúng với cây ăn quả?
1 Mục đích bón vôi
– Vôi cung cấp Canxi (Ca) cho cây: Cây cần khá nhiều Canxi để làm vững chắc thành tế bào. Thiếu Canxi khiến cây dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh, trái hay bị nứt, lá non biến dạng quăn queo rồi chết khô…
– Khử chua đất (đất có pH < 7): Hầu hết đất trồng cây ăn trái đều bón nhiều phân hóa học nên qua nhiều năm đất sẽ bị chua sau đó làm giảm quá trình hấp thu phân bón của cây trồng. Khi đất chua hay độ pH xuống quá thấp cần phải khử chua ngay lập tức để tránh lãng phí phân bón. Thứ rẻ nhất để làm việc này chính là vôi bột.
– Ức chế sự phát triển của nấm bệnh: Đất bị chua, thoái hóa chính là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Cải tạo đất bằng cách bón vôi là biện pháp ức chế nấm bệnh rất hiệu quả. Khi bón vôi sẽ khử trùng, diệt khuẩn, nâng cao pH giúp vi sinh có lợi sau một thời gian sẽ phát triển tốt hơn.
2. Cách bón vôi hiệu quả và đúng cách
2.1 Chọn đúng loại vôi
Để bón vôi được đúng cách, bạn phải hiểu rõ có những loại vôi nào. Hiện nay có 3 loại vô chính: bột đá vôi, vôi nung và vôi tôi được dùng để bón cải tạo đất, tăng dinh dưỡng cho đất giúp cây trồng phát triển tốt.
Mỗi một loại vôi sẽ phù hợp với từng loại đất cụ thể, và cách bón vôi cho cây trồng khác nhau để có thể đem đến hiệu quả nhất định trong trồng trọt.
Vôi tôi Ca(OH)2 và vôi nung CaO
- Tác dụng với đất: Tăng pH đất rất nhanh, sát khuẩn mạnh khi pha nước tưới. Thích hợp sử dụng để khống chế và dập tắt dịch bệnh.
- Lưu ý: Vôi này tiêu diệt cả vi sinh vật có hại và vi sinh vật có lợi. Dễ gây cháy lá, da tay và rể cây. Chỉ nên cho vôi này vào nước không làm ngược lại. Tuyệt đối không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.
Bột đá vôi: CaCO3
- Làm tăng pH đất nhanh, bổ sung Canxi cho đất.
- Lưu ý: Dễ sử dụng không gây cháy lá và rễ cây. Không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.
Vôi Dolomite: CaMg(CO3)2
- Tăng pH đất chậm. Nên bón
- Lưu ý: Dễ sử dụng không gây cháy lá-rễ cây; không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi.
2.2 Sử dụng đúng liểu lượng với từng loại đất
Mỗi một loại đất sẽ cần một lượng vôi nhất định để cải tạo lại đất, giúp đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng để cây trồng phát triển tốt.
Để xác định loại đất trồng của mình bạn sẽ căn cứ vào 3 yếu tố như: độ chua (độ pH) để biết nên sử dụng loại vôi nào hiệu quả, liều lượng và cách dùng vôi sao hiệu quả.
- Đất bị phèn mặn và pH thấp < 4, nấm bệnh trong đất nhiều nên xử lý bằng bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2).
- Đất có pH >5- 6 sử dụng bột đá vôi CaCO3 và vôi Dolomite CaMg(CO3)2
Đất có độ chua nhiều sẽ phải bón nhiều vôi hơn so với các loại đất có ít độ chua. Còn đất sét và đất cát sẽ phải bón vôi nhiều hơn cho đất sét. Vì thành phần dinh dưỡng và độ pH ở đất sét thấp hơn so với đất cát.
Mỗi một loại đất sẽ có sự hấp thụ dinh dưỡng trong đất khác nhau. Vì thế mà tùy thuộc vào hàm lượng hữu cơ, dinh dưỡng trong đất mà sẽ có liều lượng bón vôi khác nhau, đảm bảo đất được đầy đủ dinh dưỡng, giàu độ tơi xốp để nuôi cây trồng.
2.3 Bón vôi cho cây đúng cách
Đối với cây ăn quả, cách sử dụng vôi bột như sau: rải đều lượng vôi trên mặt rồi dùng cào răng xới sâu 5-10cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.