Xử lý amoni trong nước sinh hoạt là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Xử lý triệt để amoni là cách để bảo vệ sức khỏe và môi trường. Vì thế, cùng với những phương pháp xử lý hiện nay, các đơn vị uy tín đều tìm các giải pháp vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả tối ưu.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ AMONI PHỔ BIẾN
Phương pháp clo hóa
Đây được coi là một trong những phương pháp khử ion amoni hiệu quả nhất. Clo gần như là hóa chất duy nhất có khả năng oxy hóa amoni ở nhiệt độ phòng để chuyển hóa thành N2 bay hơi. Tuy nhiên, để xử lý hiệu quả, nước thải cần trải qua nhiều giai đoạn.
Tốc độ phản ứng của clo với amoni cũng được đánh giá là diễn ra nhanh hơn với các chất hữu cơ. Chính vì thế, phương pháp có ưu điểm là hiệu quả với chi phí rẻ. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi người vận hành có kiến thức chuyên môn tố. Nếu không lượng Clo dư trong nước sẽ hình thành nên những hợp chất cực kỳ khó chịu.
Phương pháp làm thoáng
Đây là cách khử NH3 ở môi trường có độ pH cao. Độ pH yêu cầu để xảy ra quá trình khử cần đạt từ 10.5-11. Thông thường để tăng pH cho nước, người ta thường sử dụng vôi hoặc xút. Phương pháp này có hiệu quả tới 90-95%. Nhiệt độ trong phản ứng là yếu tố tác động lớn nhất khi khử bằng tháp làm thoáng. Tốc độ chuyển hóa ion NH4 thành NH3 sẽ diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ nước tăng lên. Sau khi khử amoni, nguồn nước cần được trung hòa bằng axit.
Phương pháp trao đổi ion
Nhà vận hành sẽ sử dụng bể lọc cationit. Tại bể, các ion NH4+ hòa tan được giữ lại và thay thế bằng ion Na+. Điều kiện để áp dụng phương pháp này là phải giữ pH dao động từ 4.0 tới 8.0. Khi pH không đạt được điều kiện trên hiệu quả xử lý sẽ không đảm bảo, thậm chí là không hiệu quả. Nếu pH nhỏ hơn 4.0 hạt lọc cationit sẽ giữ lại cả hạt H+. Nếu pH lớn hơn 8.0 ion NH4+ sẽ chuyển hóa NH3 và hạt cationit không có tác dụng với NH3. Vì vậy, nhà vận hành cần hết sức lưu ý.
Phương pháp sinh học
Người ta sẽ sử dụng bể lọc nhanh hoặc châm kết hợp với máy thổi khí liên tục để xử lý Amoni. Trong suốt quá trình này, vi khuẩn Nitrosomonas sẽ oxy hóa NH4+ thành NO2-. Vi khuẩn Nitrobacter sẽ tiếp tục oxy hóa NO2- thành NO3-. Quá trình sẽ tiếp tục luân chuyển đến khi hàm lượng NH4+ còn lại thấp nhất có thể.
NHỮNG BƯỚC QUAN TRỌNG KHI XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC SINH HOẠT
1. Bổ sung chế phẩm vi sinh xử lý amoni, ni tơ
Xử lý amoni trong nước sinh hoạt bằng bổ sung vi sinh xử lý amoni (NA – USA) để giảm ngay nồng độ amoniac. Thực hiện bổ sung thêm vào hàng ngày trong khoảng thời gian dài một tuần cho đến khi mức amoniac giảm xuống.
2. Kiểm tra mức DO hòa tan
Nitrat hóa là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc. Chúng cần oxy phân tử tự do và bị tiêu diệt bởi các điều kiện yếm khí, Mặc dù, thiếu oxy trong thời gian ít hơn 4 giờ sẽ không ảnh hưởng xấu đến chúng. Nhu cầu khoảng 4,6 kg oxy cho mỗi kg ion amoni bị oxy hóa thành nitrat (1 kg oxy để oxy hóa 1 kg BOD). Để đảm bảo quá trình nitrat hóa hiệu quả, luôn duy trì mức DO bằng hoặc lớn hơn 1,5 mg/l.
3. Duy trì nhiệt độ thích hợp
Xử lý amoni nước sinh hoạt đạt hiệu quả cao khi nhiệt độ thích hợp cho hoạt động vi sinh. Quá trình nitrat hóa nhạy cảm với nhiệt độ và chất nitrat hóa không thích nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vi khuẩn nitrat hóa hoạt động hoạt động kém dưới 15°C (59°F) và trên 35°C (95°F). Nhiệt độ tối ưu cho quá trình nitrat hóa thường được coi là 30°C (86°F).
4. Kiểm soát giá trị pH trong hệ thống xử lý
Quá trình nitrat hóa nhạy cảm với pH, tỷ lệ xử lý amoniac giảm đáng kể ở các giá trị pH dưới 6,8. Tốc độ nitrat hóa tối ưu xảy ra ở các giá trị pH trong khoảng 7,5 đến 8,5. Phần lớn nước thải đô thị sẽ có độ pH trong phạm vi này, tuy nhiên, nước thải công nghiệp sẽ không đạt. Vì vậy phải kiểm soát giá trị pH trong hệ thống chặt chẽ các mức này.
5. Đảm bảo độ kiềm
Quá trình nitrat hóa tiêu thụ độ kiềm. Độ kiềm hoạt động như một chất đệm cho các axit do vi khuẩn Nitrat hóa tạo ra. Nước thải có đủ độ kiềm, pH vẫn nằm trong phạm vi mong muốn. Nitrat hóa cần 7,14 g/l độ kiềm cho 1,0 mg/l Amoniac chuyển đổi thành Nitrat (NO3). Quá trình nitrat hóa sẽ tiếp tục xảy ra ở mức độ kiềm dưới 40 ppm (như CaCO3), mặc dù phạm vi tối ưu là dưới 100 ppm.
6. Cân đối dinh dưỡng
Dinh dưỡng cân đối cho quá trình phát triển vi sinh. Đặc biệt, mức độ phốt pho có xu hướng thiếu hụt cần cung cấp từ bên ngoài. Các nguyên tố khác cần đo bao gồm canxi, sắt, magiê và molypden, đồng, niken và kẽm. 03 nguyên tố sau là cần thiết nhưng độc hại ở nồng độ cao.
LIÊN HỆ MUA HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC UY TÍN
Tìm nguồn mua hóa chất chất lượng tốt và uy tín sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá trình xử lý nước thải. Công ty Hóa Chất Vũ Hoàng có hệ thống 2 miền Bắc Nam. Đồng thời được biết đến với uy tín lâu năm trong ngành chuyên cung cấp những hóa chất xử lý nước thải hàng đầu. Hãy đến với Công ty Hóa Chất Vũ Hoàng để an tâm về giá và chất lượng sản phẩm.
Thông tin liên hệ:
Mr Huy: 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn
Địa chỉ: Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Văn phòng đại diện:
Tầng 7, Tòa nhà Cotana Lô CC5A Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội