Các phương pháp xử lý nước thải ngành sơn hiệu quả

Nước thải ngành sơn thường bao gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu có khả năng gây ô nhiễm về màu sắc, mùi và có độ độc cao. Để xử lý nước thải nhiễm sơn, người ta thường sử dụng phương pháp nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1 Tác động nước thải sản xuất sơn đối với môi trường

  • Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao: Nước thải sản xuất sơn có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
  • Hàm lượng chất lơ lửng cao: làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng cao: Nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng chất lượng nguồn nước cấp.
  • Độ đục cao: nước thải sản xuất sơn có độ đục cao tác động đầu tiên là gây ảnh hưởng mỹ quan, giảm giá trị sư dụng nguồn nước. Bên cạnh đó, còn làm giảm khả năng tự làm sạch, khả năng sản xuất của nơi tiếp nhận nước thả. Còn đối với sinh vật, độ đục cao có khả năng làm khả năng quang hợp của vi sinh vật; các loài sinh vật khác có khả năng làm bị nghet hô hấp, bị thiếu thức ăn…
  • Nhận xét: nước thải từ quá trình sản xuất sơn có nồng độ chất hữu cơ cao, chủ yếu là các chất có khả năng phân hủy sinh học nên đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm nặng cho môi trường xung quanh nếu không được xử lý. Do đó, việc xử lý nước thải sản xuất sơn là một yếu tố rất quan trong và cần thiết đối với các nhà máy sản xuất sơn.
Hàm lượng chất độc trong nước thải ngành sơn cao có thể gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước
Hàm lượng chất độc trong nước thải ngành sơn cao có thể gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước

2 Các phương pháp xử lý nước sản xuất sơn hiệu quả

2.1 Phương pháp keo tụ – tạo bông

Do đặc tính của nước thải sản xuất sơn là hàm lượng SS, COD rất cao nên việc xử lý nước thải phun sơn bằng phương pháp keo tụ sẽ đạt hiệu quả xử lý cao.

Cơ chế của quá trình keo tụ là: các hạt cặn lơ lửng trong nước đều mang điện tích âm hoặc dương. Với các hạt rắn có nguồn gốc Silic, các hợp chất hữu cơ đều có diện tích âm. Các hạt mang điện tích âm này sẽ hút các ion trái dấu. Một số ion trái dấu đó sẽ bị hút chặt vào hạt rắn đến mức chúng chuyển động cùng hạt rắn do đó tạo thành một mặt trượt. Xung quanh lớp ion trái dấu bên trong này là lớp ion bên ngoài mà hầu hết là các ion trái dấu, nhưng chúng bị hút bám vào mốt chất lỏng và có thể dễ dàng bị trượt ra.

Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào hóa trị ion, chất keo tụ mang điện tích trái dấu và điện tích của hạt. Hóa trị ion càng lớn thì hiệu quả keo tụ càng cao.

Các hóa chất dùng cho quá trình keo tụ: phèn sắt, phèn nhôm, PAC, polymer…

Áp dụng phương pháp keo tụ có ưu điểm: có thể áp dụng khi nước nguồn dao động, hiệu quả cao hơn lắng sơ bộ, hiệu quả khử độ màu, độ đục cao, thiết bị gọn, ít tốn diện tích, hóa chất sử dụng dễ kiếm, giá thành thấp.

2.2 Phương pháp oxy hóa

Nước thải nhà máy sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia, có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, vì vậy nước thải sơn có độ độc rất cao. Một trong những phương pháp được dùng để xử lý nước thải sản xuất sơn đó là phương pháp Fenton.

Phương pháp Fenton
Phương pháp Fenton

Từ đầu những năm 70 người ta đã đưa ra một quy trình áp dụng nguyên tắc phản ứng Fenton để xử lý ô nhiễm nước thải có độc tính cao mà theo đó hydro peroxit phản ứng với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hydro có khả năng phá hủy các chất hữu cơ. Trong một số trường hợp nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, một số chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành CO2 và nước. Phản ứng Fenton cần có xúc tác và chất hóa oxy hóa. Chất xúc tác có thể là muối sắt II hoặc sắt III, còn chất oxy hóa là hydro peroxit (H2O2).

Phương pháp oxy hóa sử dụng phản ứng Fenton đạt hiệu quả phá hủy chất ô nhiễm rất cao. Đối với nước thải ngành sản xuất sơn, hiệu quả xử lý COD đạt khoảng 80%.

Hóa chất Vũ Hoàng- phân phối hóa chất xử lý nước thải ngành sơn