Việc bỏ qua không xử lý nước thải cao su có thể gây ra những tác hại khôn lường đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, xử lý nước thải cao su mà một quy trình mà mọi nhà máy chế biến, sản xuất cao su nên quan tâm đặc biệt. Quy trình này đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau thì mới đảm bảo quá trình xử lý được triệt để, hiệu quả. Vậy, các phương pháp xử lý đó là gì? Cùng Vũ Hoàng tìm hiểu trong bài viết này!
Sự hình thành nước thải trong sản xuất cao su
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất sau:
- Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: Nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
- Dây chuyền chế biến mủ nước: Nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
- Dây chuyền chế biến mủ tạp: Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nhiều nước nhất trong các dây chuyền chế biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mù tạp, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe chở mủ và sinh hoạt.
Các chất có chứa trong nước thải bao gồm: chất hữu cơ, chất vô cơ và vi sinh vật. Các chất vô cơ có trong nước thải chủ yếu là cát, đất, các axit, bazo vô cơ. Trong nước thải có mặt nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, nấm…
Các phương pháp được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải cao su
1/ Phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý nước thải cao su bằng cơ học là sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn để tách các chất rắn không tan, có kích thước lớn, lơ lửng ra khỏi nước thải dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc trọng lực. Quy trình bao gồm các công đoạn như sau: song chắn rác, bể tuyển nổi, bể lắng 1 và 2.
2/ Phương pháp hóa – lý
Đây là phương pháp sử dụng hóa chất xử lý nước thải để trung hòa nước thải về độ pH 6.5 – 8.5, sau đó, dùng hóa chất keo tụ tách các chất lơ lửng ra khỏi nước thải. Quy trình bao gồm các công đoạn xử lý sau bể keo tụ – tạo bông.
3/ Phương pháp sinh học
Phương pháp này dùng để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải cao su nhờ vào hệ vi sinh vật hiếu khí hoặc kỵ khí. Quy trình bao gồm bể xử lý sinh học hiếu khí và bể xử lý sinh học kỵ khí.
Nước thải cao su có nồng độ chất ô nhiễm cao và là loại nước thải khó xử lý nên cần phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý từ cơ học, hóa học, lý học đến sinh học để đưa nước thải đạt ngưỡng quy chuẩn đầu ra.
Ưu điểm của các phương pháp xử lý nước thải cao su
- Xử lý nước thải cao su đầu ra đạt chuẩn theo quy định của pháp luật QCVN 01:2015/BTNMT (Quy chuẩn nước thải cao su).
- Vận hành đơn giản, sử dụng ít hóa chất, tiết kiệm chi phí.
- Dễ lắp đặt, bảo trì, tốn ít chi phí nhân công.
- Sử dụng cả 3 phương pháp kết hợp tạo nên hệ thống xử lý hoàn chỉnh, phương pháp hóa lý được áp dụng trước khi áp dụng phương pháp sinh học sẽ giúp tránh sốc tải.
- Linh động trong cơ chế vận hành, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cao su mọi lúc mọi nơi.
- Hiệu suất xử lý cao đối với nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao như BOD, COD…
Để có thể xử lý nước thải cao su đạt chuẩn, đòi hỏi cần phải có kỹ thuật và chuyên môn cao để xây dựng một quy trình và vận hành bài bản, khoa học.
Hóa chất Vũ Hoàng chuyên cung cấp các dịch vụ, giải pháp xử lý nước thải sản xuất mủ cao su. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được phục vụ rất nhiều dịch vụ từ tư vấn, thiết kế đến vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, chi phí thấp nhất.
Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng
Đc: Lô H1-2, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn, Xã Tri Phương, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
ĐT: 024 3382 9999 – 0857829999
Email: vuhoang@vuhoangco.com.vn
Website: www.vuhoangco.com.vn