Phương pháp trung hòa nước thải được sử dụng phổ biến tại các nhà máy xử lý nước để loại bỏ một phần chất độc hại có trong nước thải, đồng thời điều chỉnh pH, tạo điều kiện thuận lợi nhất trước khi cho nước thải vào các bể xử lý vật lý. Hóa chất Vũ Hoàng xin giới thiệu một số hóa chất trung hòa nước thải hiệu quả qua bài viết dưới đây, mời các bạn đón đọc
1 Phương pháp trung hòa nước thải
Thành phần nước thải của từng ngành công nghiệp khác nhau thì khác nhau. Trong nhiều ngành công nghiệp, nước thải có chứa axit hoặc kiềm. Một số loại nước thải có độ axit rất cao (nước thải từ nhà máy sản xuất giấy). Nước thải này có khả năng ăn mòn vật liệu của các công trình xử lý rất cao, phá vỡ các quá trình sinh hóa trong các công trình sinh học và tác động không tốt trong quá trình xử lý nước thải.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý nước thải, người ta thường sử dụng phương pháp trung hòa để điều chỉnh pH trong nước thải về mức tối ưu nhất
Phản ứng trung hòa là phản ứng hóa học xảy ra giữa một chất có tính axit và một chất có tính bazơ dẫn đến việc làm mất tính đặc trưng của hai chất đó.
Phương pháp trung hòa thường được thực hiện bằng 3 cách:
- Trộn nước thải có tính axit vào nước thải có tính bazơ
- Đối với nước thải tính axit: Sử dụng hóa chất có tính kiềm như: NaOH, CaOH…
- Đối với nước thải tính kiềm: Sử dụng các loại axit như: H2SO4, HCL…
2 Một số hóa chất trung hòa nước thải phổ biến
a) Axit HCL
HCl là một chất lỏng, màu vàng nhạt, có mùi xốc rất độc, trọng lượng riêng 1,264 ở 17 oC (so với không khí). Nhiệt độ nóng chảy – 114,7 oC, Nhiệt độ sôi -85,2 oC. Nhiệt độ tới hạn 51,25 oC, áp suất tới hạn 86 at. Tỷ trọng HCl lỏng ở -113 oC là 1,267, ở – 110 oC là 1,206. Ngoài không khí ẩm bốc thành sa mù do tạo ra những hạt nhỏ axít clohydric. Tan rất nhiều trong nước và phát nhiệt.
Khi đun nóng axít clohydric đặc thì đầu tiên khí Clorua bốc lên, còn nếu axít rất loãng thì trước hết hơi nước bốc lên và nồng độ axít tăng.
HCL là hóa chất trung hòa nước thải phổ biến đối với các nguồn nước có tính kiềm cao. Khi sử dụng HCL để xử lý nước thải cần lưu ý vấn đề bảo hộ vì đây là một axit mạnh, có thể ăn mòn, gây bỏng da khi tiếp xúc.
b) Axit H2SO4
Axit sunfuric có công thức hóa học là H2SO4 là một trong những loại axit vô cơ thông dụng, phổ biến nhất hiện nay. Axit sunfuric là hóa chất lỏng không màu, không mùi và sánh, hòa tan trong nước và một phản ứng tỏa nhiệt cao.
Axit sunfuric có nhiều nồng độ khác nhau, phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau. Trong xử lý nước thải, H2SO4 98% được sử dụng nhiều nhất. Đây cũng là loại nồng độ cao nhất. Cũng như HCL, H2SO4 được sử dụng để trung hòa pH cho nước thải có tính kiềm cao.
c) Xút NaOH
Xút hay xút ăn da hoặc kiềm là một hợp chất vô cơ của natri. Xút ăn da tạo thành dung dịch bazơ mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Xút tồn tại ở dạng chất rắn màu trắng (hút ẩm mạnh, dễ chữa cháy) và xút không có mùi và rất dễ tan trong nước lạnh. Vì xút NaOH có tính bazơ mạnh nên thường được dử dụng để làm thay đổi pH cho nước, trung hòa cho nước thải có tính axit. Việc dùng hóa chất NaOH để tăng nồng độ pH sẽ giúp việc xử lý nước bằng phương pháp vi sinh vật diễn ra thuận lợi hơn.
d) Vôi bột
Ngoài công dụng xử lý nước thải, hiện nay vôi được sử dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau: khử trùng, vệ sinh chuồng trại, làm sạch nước ao hồ, kết bông và để loại bỏ các tạp chất phốt phát và các tạp chất khác có trong nước, hòa tan lignin trong sản xuất giấy, là chất làm đông trong tẩy rửa, cải thiện độ chua của đất… Quá trình xử lý nước thải bằng vôi bột thường áp dụng cho nguồn nước thải có nồng độ ô nhiễm Amoni cao, có nồng độ COD, các chất hữu cơ, vô cơ, chất độc lớn. Mục đích của xử lý nước thải bằng vôi bột là đưa nồng độ pH lên cao, tính kiềm tăng, NH4+ trong nước thải chuyển hóa các electron tạo thành các NH3 tự do có khả năng bay hơi cưỡng bức.