Các loại hồ sinh học xử lý nước thải phổ biến – Hoá chất Vũ Hoàng

Hồ sinh học là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ ổn định nước thải. Đây là một trong những hình thức lâu đời nhất để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hiện nay có 3 loại hồ sinh học phổ biến, đó là:

1 Hồ hiếu khí 

Hoạt động dựa trên quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật hiếu khí. Hiện nay người ta phân hồ sinh học hiếu khí thành hai loại:

– Hồ làm thoáng tự nhiên: 

Ôxy cung cấp cho quá trình ô xy hóa chủ yếu do sự khuyếch tán không khí qua mặt nước và quá trình quang hợp của thực vật nước (rong, tảo,…). Để đảm bảo cho ánh sáng có thể xuyên qua, thì chiều sâu của hồ phải nhỏ. Tốt nhất là từ 0,3 – 0,5 m. Sức chứa tiêu chuẩn lấy theo chỉ tiêu BOD vào khoảng 250 – 300 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước trong hồ khoảng 3 – 12 ngày.
Tuy nhiên do độ sâu cần nhỏ, thời gian lưu nước lâu nên diện tích của hồ đòi hỏi phải đủ lớn. Vì thế nó chỉ hợp lý về kinh tế khi kết hợp với việc nuôi trồng thủy sản với chăn nuôi và hồ chứa nước cho công nghiệp.

– Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo: 

Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo
Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo

Loại này nguồn ôxy cung cấp cho quá trình sinh hóa là bằng các thiết bị như bơm khí nén hay máy khuấy cơ học. Do được tiếp khí nhân tạo nên chiều sâu của hồ có thể từ 2 – 4,5 m. Sức chứa tiêu chuẩn theo chỉ tiêu BOD khoảng 400 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước trong hồ chỉ cần từ 1 – 3 ngày

Cấu tạo của hồ:

Các loại hồ sinh học hiếu khí có thể làm một hoặc nhiều bậc. Chiều sâu của các bậc sau sâu hơn các bậc phía trước. Thiết bị đưa nước vào hồ phải có cấu tạo thích hợp để phân phối, điều hòa nước trên toàn bộ diện tích hồ. Thông thường, hồ một bậc thường được thiết kế với diện tích 0,5 – 0,7 ha. Hồ nhiều bậc thì mỗi bậc 2,25 ha, tùy theo công suất mà có thể xây dựng làm nhiều hồ.

Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng:

Xử lý nước thải bằng hồ sinh học nói chung, đặc biệt là hồ sinh học hiếu khí có những ưu điểm nên nó là một trong số những loại hình công trình xử lý nước thải được sử dụng rộng rãi và đem áp dụng ở tỉnh ta khá thích hợp. Có thể kết hợp làm hồ thả bèo, nuôi cá. Điều đó đem lại hiệu quả kinh tế và tăng cường xử lý nước thải. Nếu thả bèo trên mặt hồ sẽ tăng thêm nguồn ô xy cho quá trình quang hợp. Đồng thời rễ bèo có nhiều sinh vật sẽ thúc đẩy quá trình ô xy hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên thả bèo kín mặt hồ để đảm bảo cho ánh sáng xuyên qua.

Nước thải trước khi đưa vào hồ tuy đã được xử lý sơ bộ nhưng hàm lượng các chất bẩn vẫn còn cao. Muốn kết hợp nuôi trồng thủy sản thì chỉ nên nuôi ở các bậc hồ thứ cấp (2, 3). Hay những hồ đã được pha loãng bằng nguồn nước khác có chất lượng tốt hơn.

Việc lựa chọn loại cá hay thủy sản khác nuôi trong các bậc của hồ cần phải có sự hướng dẫn của các chuyên gia nuôi trồng thủy sản.

2 Hồ kỵ khí 

Hồ kỵ khí dùng để lắng và phân hủy cặn lắng và phương pháp sinh hóa tự nhiên. Nó dựa trên cơ sở sống và hoạt động của vi sinh vật kỵ khí

Đặc điểm

– Chuyên xử lý những loại nước thải CN nhiễm bẩn, nước thải chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao.
– Trong hồ, các vi khuẩn kỵ khí phá vỡ các hợp chất hữu cơ trong dòng chảy, giái phóng khí CH4 và CO2.
– Hồ kỵ khí làm giảm hàm lượng N, P, K và các vi sinh vật gây bệnh. Bằng cách tạo ra bùn và giải phóng NH3 vào không khí.

Cấu tạo

– Chiều sâu hồ từ 2,4-3,6m.
– Hồ thường được thiết kế với 2 ngăn (dự phòng).
– Thời gian lưu nước về mùa hè là >1,5 ngày còn về mùa đông > 5 ngày.
– S kỵ khí = 10-20% S hiếu khí.

Hồ kỵ khí
Hồ kỵ khí

3 Hồ tùy tiện

Có 2 loại hồ tùy tiện
– Hồ  tùy  tiện  nguyên  thủy,  tiếp  nhận  nguồn  thải  nguyên  chất chưa qua xử lý.
– Hồ tùy tiện thứ cấp, tiếp nhận nguồn thải đã qua xử lý (thường là dòng thải từ hồ kỵ khí

Đặc điểm 

Trong hồ tùy tiện thường xảy ra 2 quá trình song song:
– Oxy hóa hiếu khí
– Phân hủy metan cặn lắng

Khi quá trình hoàn thành, hồ tùy tiện sẽ đáp ứng:
– Tăng cường xử lý dòng thải vào từ xử lý kỵ khí thông qua việc phân chia, phân hủy và tiêu hóa các vật chất hữu cơ.
– Xử lý hiếu khí phá vỡ hầu hết các dạng hữu cơ còn lại ở gần bề mặt hồ.
– Làm giảm số lượng vi sinh vật có khả năng gây bệnh.

Cấu tạo

Hồ có cấu tạo 3 lớp: lớp hiếu khí, lớp trung gian và lớp kỵ khí.
Chiều sâu hồ tùy tiện 0,9-1,5 m. Ở vùng có gió, S hồ lớn còn ở vùng ít gió hồ được thiết kế có nhiều ngăn.

Trên đây, Vũ Hoàng đã giới thiệu 3 loại hồ sinh học ứng dụng phổ biến trong xử lý nước thải. Hiện nay với mọi hệ thống xử lý nước thải đều kết hợp hồ sinh học với các biện pháp hoá học, hoá chất xử lý nước thải để đem tới hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn về xử lý nước hoặc mua hoá chất, hãy nhấc máy lên và gọi 0945609898 để được hỗ trợ nhé!