Xử lý nước thải may mặc có những phương pháp nào? Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn giải pháp, mua hóa chất xử lý nước thải may mặc, liên hệ với Vũ Hoàng bằng cách gọi hotline để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi.
I CÁC NGUỒN THẢI NƯỚC THẢI MAY MẶC
Nước thải của các nhà máy may mặc phát sinh từ hai nguồn chính:
– Nước thải sinh hoạt
+ May mặc và may dày da có rất đông công nhân nên đây là nguồn phát sinh nước thải, chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hưu cơ, vi khuẩn…gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện pháp xử lý sinh học.
– Nước thải sản xuất
+ Phát sinh từ việc sử dụng hóa chất tẩy rửa, dung môi..và từ công đoạn in lụa các chi tiết nhỏ lẻ. Chúng ta sử dụng biện pháp hóa lý để xử lý nước thải.
Khảo sát các nguồn thải của nhà máy nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra phương pháp xử lý tối ưu nhằm giảm chi phí đầu tư cho nhà máy.
II CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MAY MẶC
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải ngành may mặc, nhưng công nghệ đang được áp dụng phổ biến là có bốn loại sau:
– phương pháp kết hợp hóa lý (keo tụ/ tạo bông) và lọc.
– phương pháp kết hợp giữa hóa lý và sinh học hiếu khí hay ngược lại.
– phương pháp kết hợp hóa lý, sinh học hiếu khí và hóa lý.
– phương pháp kết hợp hóa lý, sinh học và lọc (sử dụng cát hoặc than hoạt tính)
Sơ đồ một công nghệ xử lý nước thải may mặc kết hợp hóa lý, sinh học và lọc
Diễn giải Công nghệ xử lý nước thải may mặc
1 Hố gom
Nước thải từ các công đoạn sản xuất của cơ sở may mặc theo mương dẫn được tập trung về hố thu gom. Tại các mương dẫn có đặt 2 song chắn rác thô nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn để tránh gây tắc nghẽn đường ống, bơm cũng như tránh ảnh hưởng tới công trình xử lý tiếp theo.
2 Tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt có chức năng đưa nhiệt độ nước thải về khoảng tối ưu cho quá trình xử lý, sau đó nước thảy chảy xuống bể điều hòa.
3 Bể điều hòa
Nước thải từ bể gom được bơm sang bể điều hòa. Trong bể lắp đặt hệ thống đĩa thổi khí thô nhằm duy trì sự xáo trộn hoàn toàn cho bể để đáp ứng rằng nồng độ các chất bẩn được điều hòa trong giờ cao điểm. Bể điều hòa còn có tác dụng điều hòa lưu lượng nước thải trong các giờ cao điểm
4 Bể hóa lý 1 (bể keo tụ tạo bông)
Nước thải tự chảy từ bể điều hòa sang bể keo tụ tạo bông. Tại đây, các các chất rắn lơ lửng trong nước nhanh chóng hình thành các bông cặn có kích thước và khối lượng lớn nhờ hóa chất keo tụ PAC, Polymer…để dễ dàng loại bỏ nhờ trọng lực.
5 Bể lắng hóa lý
Các bông cặn lớn được tạo thành từ bể keo tụ tạo bông được loại bỏ tại bể lắng nhờ cơ chế lắng trọng lực. Nước thải từ bể keo tụ tạo bông được dẫn sang bể lắng 1, theo ống trung tâm chảy vào bể lắng, nước được phân phối từ dưới đáy bể lên, bùn được thu xuống đáy bể nhờ thành gạt bùn, bùn trong bể được nạo vét định kỳ và đem đi xử lý.
6 Bể Aerotank
Tại đây sẽ xảy ra quá trình xử lý sinh học từ quá trình sinh trưởng của vi sinh vật nhờ lượng oxy hòa tan trong nước. Bể hoạt động nhờ sự phát triển của các sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sử dụng oxy và các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải làm nguồn thức ăn để duy trì hoạt động sống của chúng. Nhờ đó các chất hữu cơ trong nước thải được loại bỏ đáng kể.
7 Bể lắng sinh học
Nước thải tự chảy qua bể lắng II nhằm loại bỏ bùn sinh học sinh ra từ hai bể thiếu khí và hiếu khí trên. Bùn từ Bể lắng II được tuần hoàn về bể thiếu khí và hiếu khí và bùn dư thì được bơm ra bể chứa bùn và đưa đi xử lý.
8 Bể trung gian
Hóa chất được dùng để khử trùng ở đây là Chlorine.
9 Lọc áp lực
Tại đây các cặn lơ lửng còn sót lại sau quá trình lắng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, nước thải qua bồn lọc áp lực sẽ giảm độ màu và độ đục.
Xem thêm: Hóa chất công nghiệp, hóa chất dệt nhuộm.