Xử lý nước thải ngày càng được trú tọng song song với sự phát triển của các ngành công nghiệp, đảm bảo gìn giữ môi trường sống lành mạnh. Sử dụng công nghệ cao hay các phương pháp lý hóa, sử dụng hóa chất xử lý nước thải đều đem lại hiệu quả cao nếu xử dụng đúng cách. Hôm nay, Vũ Hoàng sẽ giới thiệu tới bạn đọc 7 hệ thống xử lý nước thải tốt nhất, được ứng dụng nhiều tại các trạm xử lý nước thải.
1 Hệ thống xử lý nước bằng hệ thống điều lưu.
Là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát, các đặt tính có trong nước thải, nhằm tạo ra điều kiện tốt nhất, cho các quá trình xử lý nước thải kế tiếp. Quá trình được thực hiện bằng việc tích trữ nước thải vào một bể lớn, sau đó bơm chúng vào bể tiếp theo.
Quá trình điều lưu được sử dụng để:
- Điều chỉnh về sự thay đổi của nguồn nước theo các giờ diễn ra trong ngày.
- Tránh các tác động của các thành phần hữu cơ, làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn, trong bể xử lý sinh học.
- Kiểm soát hàm lượng PH có trong nước
- Góp phần giảm thiểu các tác hại đến môi trường nhờ việc đo lưu lượng nước thải được duy trì ở mức độ ổn định.
- Là nơi lưu trữ, tích trữ hạm lượng các chất độc hại lớn, giúp cho quá trình xử lý sinh học có hiệu xuất cao.
2 Hệ thống xử lý nước bằng trung hòa
Đối với loại nước thải thường có chứa nồng độ PH cao, thì thường không thích hợp áp dụng các quá trình xử lý sinh học, hoặc thải trực tiếp ra môi trường, Vì vậy đối với loại nước thải này thì cần phải được trung hòa, một số cách trung hòa nước thải có nồng độ PH cao sau đây:
- Trộn lẫn hỗn hợp nước thải có nồng độ PH acid với PH ba zơ. Với việc trộn lẫn 2 mẫu nước thải có PH khác nhau, chúng ta đã có thể đạt được mục đích trung hòa, nhưng quá trình này đòi hỏi bể điều lưu phải lớn để chứa nước thải.
- Sử dụng các loại hóa chất trung hòa nước thảil àm tăng hoặc giảm pH trong nước đến mức tối ưu.
3 Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bông
Là kết quả của quá trình kết tụ các chất rắn dạng lơ lửng, với các hạt keo để cho ra những hạt có kích thước lớn hơn nước thải, nước thải sẽ chứa các hạt keo và mang điện tích.
Chính những điện tích này sẽ ngăn không cho các hạt nó va chạm và kết hợp lại với nhau, làm cho dung dịch nước luôn được giữ ở trạng thái ổn định, việc cho một số chất hóa học vào nước thải sẽ giúp quá trình mất ổn định của dung dịch, và tiến hành gia tăng sự kết hợp để tạo ra các bông vừa đủ lớn, và sẽ bị loại bỏ ở quá trính lọc hoặc lắng.
4 Hệ thống xử lý nước thải bằng kết tủa
Là phương pháp chuyên loại bỏ các chất thải kim loại ra khỏi nước thải bằng việc làm kết tủa chúng dưới dạng hydroxide. Vì vậy, để quá trình diễn ra được hoàn thiện hơn, các kỹ sư xử lý nước thải thường cho thêm một số loại hóa chất hỗ trợ việc kết tủa.
5 Áp dụng công nghệ tuyến nổi xử lý nước thải
Tuyển nổi hay còn gọi là bể tuyển nổi khí hòa tan có tên tiếng anh là DAF (Dissolved Air Flotation), dòng nước thải trước khi vào hệ thống tuyển nổi sẽ được hòa trộn với hóa chất bao gồm NaOH, PAC, Polymer và chảy vào bể, tại bể này dòng nước được hòa trộn với hệ thống tuyển nổi áp lực, dòng nước thải được hòa trộn với dòng không khí (khí mịn vi bọt) được sục từ dưới đáy bể lên, các vi bọt này nổi lên kéo theo các chất ô nhiễm nổi trên bề mặt và được thu gom ra khỏi bể bởi hệ thống máy thu ván bề mặt. Phương pháp này thường xử lý tốt những loại nước thải ô nhiễm với nồng độ cao, mang tính đặt thù theo từng ngành như: nước thải sản xuất giấy, nước thải thủy sản, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước thải thực phẩm, nước thải dầu ăn…
6 Bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải
Bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp có nhiệm vụ tách các bông cặn ô nhiễm, bông bùn vi sinh ra khỏi nước thải. Nước được lưu lại khoảng thời gian nhằm tạo điều kiện cho các bông bùn được tạo ra trong bể sinh học dưới tác dụng của trọng lực từ từ lắng xuống đáy bể và được thu gom ra ngoài.
Bể lắng có hai vai trò quan trọng:
Bể lắng hóa lý: Công dụng lắng bùn căn sinh ra từ quá trình hóa lý của xử lý nước thải công nghiệp nhằm giảm BOD, COD và tách bông bùn hóa lý nhằm giảm tải cho các công trình sinh học phía sau
Bể lắng sinh học: Công dụng lắng bùn vi sinh sinh ra từ bể sinh học nhằm thu hồi lại lượng vi sinh và xử lý TSS trong nước thải
7 Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí
Công nghệ sinh học trong xử lý nước thải là áp dụng các biện pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để xử lý chất thải hữu cơ và vô cơ dễ phân hủy sinh học có trong nước thải đến mức đạt tiêu chuẩn quy định, các chủng vi sinh vật thường dùng là Nấm men Saccharomyces sp, Lactobacillus sp, Bacillus sp, Vi khuẩn phân giải cellulose, Vi khuẩn phân giải nitơ nhu besodomonat, nitobacteria… Trong quá trình này có thể sử dụng một vài hóa chất xử lý nước có công dụng cung cấp dinh dưỡng để đảm bảo lượng vi sinh vật cần thiết.
Với mỗi công nghệ xử lý đã giới thiệu bên trên sẽ loại bỏ những thành phần chất bẩn, ô nhiễm khác nhau. Một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp mới cho hiệu quả tốt. Để xây dựng được hệ thống hoàn chỉnh, mỗi doanh nghiệp nên tìm cho mình đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Hóa chất Vũ Hoàng là nơi không chỉ xây dựng những phải pháp xử lý nước thải hiệu quả mà còn cung cấp đầy đủ các loại hóa chất xử lý nước thải phục vụ quá trình vận hành hệ thống.
Nếu quý bạn đọc cần tư vấn về hóa chất cũng như giải pháp xử lý nước thải. Liên hệ với chúng tôi qua hotline:0945609898