Trên thế giới hiện nay, phát triển toàn diện luôn phải đi cùng với bảo vệ môi trường, là mục tiêu đảm bảo cuộc sống lâu dài của toàn nhân loại. Nhưng với mỗi ngành sản xuất đều thải ra lượng nước thải nhất định, đe dọa môi trường nước. Sản xuất cao su cũng vậy. Do đó, xử lý nước thải cao su là mối quan tâm hàng đầu của công ty sản xuất.
1 Vì sao phải xử lý nước thải cao su
Cao su được du nhập vào Việt Nam năm 1897. Hiện nay, cao su là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Với tốc độ trồng cao su của người dân tăng nhanh chóng nên các công ty chế biến cao su cũng được mở ra rất nhiều. Nước thải cao su nếu không được xử lý có thể gây nên những hậu quả như:
- Các chất dinh dưỡng trong đất bị phân hủy, làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây trồng trong đất.
- Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
- Làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Trong nước thải cao su có chứa nhiều chất độc hại khó xử lý vì vậy cần đặc biệt chú ý các phương pháp sao cho hợp lý và hiệu quả.
2 Quy trình xử lý nước thải cao su
Phương án xử lý
- Không gây ồn, không gây mùi hôi thối khó chịu cho khu vực xung quanh.
- Đạt tiêu chuẩn xả thải và tái sử dụng nước cho quá trình sản xuất
- Không ảnh hưởng tới mỹ quan và các hoạt động chung của nhà máy
- Quản lý, vận hành đơn giản, chi phí vận hành hợp lý.
Từ các đặc trưng trên và yêu cầu cần đạt được sau xử lý, công nghệ xử lý nước thải bao gồm các bước chính sau:
- Bước 1: Sử dụng phương pháp cơ học loại bỏ chất có kích thước lớn lơ lửng trong nước và trung hòa nhờ vào sự hỗ trợ của hóa chất xử lý nước thải
- Bước 2: Sử dụng phương pháp hóa lý 2 bậc để xử lý các chất hữu cơ, COD, N, P, độ màu … của nước thải một cách tốt nhất
- Bước 3: Sử dụng phương pháp phân hủy sinh học kỵ khí, thiếu khí kết hợp hiếu khí để loại bỏ các chất hữu cơ có mặt trong nước thải. Nhằm mục đích tiếp tục khử lượng Nito, Photpho và hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước (COD; BOD)
- Bước 4: Sử dụng phương pháp khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong nước,
- Bước 5: Sử dụng phương pháp lọc áp lực kết hợp với hồ sinh học (nếu có diện tích xử lý) nhằm xử lý triệt để các chất rắn lơ lửng (TSS) và độ màu, sắt, và các chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải
- Bước 6: Bùn thải sinh học và bùn thải hóa lý sẽ được bơm về các bể chứa bùn sinh học và hóa lý sau đó sẽ bơm về máy ép bùn (nếu có) để xử lý
3 Xử lý nước thải cao su có thể tự thực hiện được không?
Xử lý loại nước thải cao su để đạt chuẩn và thải ra môi trường vô cùng phức tạp. Quy trình bên trên là một trong những quy trình xử lý thông thường. Điều đó ta có thể thấy để xử lý được thì ta cần có rất nhiều thiết bị và kỹ năng rất nhiều.
Trường hợp bạn là doanh nghiệp hoặc xí nghiệp lớn thì việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải là việc bắt buộc. Việc xây dựng này sẽ tốn một lượng chi phí ban đầu nhất định, tuy nhiên sẽ phát sinh ít trong quá trình vận hành, đảm bảo nguồn nước phục vụ hoạt động của doanh nghiệp và nước thải sau sản xuất được xử lý đtạ chuẩn.
Nếu bạn là hộ gia đình thì việc tự xử lý là không thể nào. Bên cạnh đó việc đảm bảo và lưu ý kỹ thuật cũng cần được cập nhật liên tục nên cần có cơ quan xử lý riêng và quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Nên việc tốt nhất là nhờ vào các công ty dịch vụ uy tín với chuyên môn về vấn đề này. Các công ty uy tín sẽ đến tận khu vực nhà ở để thu gom và xử lý những nguồn nước thải từ cao su hiện có.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu một số thông tin xử lý nước thải cho ngành sản xuất cao su. Nếu quý khách hàng có thắc mắc gì về vấn đề xử lý nước thải, cần tư vấn xây dựng hệ thống hoặc mua hóa chất xử lý nước thải, có thể liên hệ với Hóa chất Vũ Hoàng qua hotline 0945609898 để được tư vấn nhé!