5 phương pháp xử lý COD trong nước thải hiệu quả nhất

COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD lượng oxy cần thiết để cho các quá trình hóa học xảy ra, trong khi đó BOD phản ánh lượng oxy cần cho các quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ có trong mẫu nước.

Xử lý COD trong nước thải là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Nhất là khi chỉ tiêu nước thải đầu ra được quy định nghiêm ngặt hơn trước. Dưới đây là những cách xử lý COD trong nước thải mà nhà vận hành có thể tham khảo để lựa chọn được phương pháp phù hợp và tối ưu nhất.

1/ Xử lý COD trong nước thải bằng hóa chất keo tụ

Hóa chất keo tụ là những chất có thể làm cho những hạt rất nhỏ biến thành những hạt lớn, lắng xuống, tạo thành một khối bùn lớn như phèn nhôm, sắt, PAC,… Để xử lý COD trong nước thải có thể áp dụng cơ chế ở trên của hóa chất keo tụ.

Cách này giúp làm giảm COD trong nước thải, thích hợp với nước thải chứa lượng lớn TSS (vì hầu hết COD có nguồn gốc từ TSS và chất rắn không hòa tan). Tuy nhiên, với cách này nhà vận hành cần chú ý đến quá trình trộn và lắng, khi có sự khuấy trộn, phản ứng kết tủa sẽ diễn ra nhanh hơn, COD trong nước thải cũng được xử lý tốt hơn.

Với chất rắn không tan (hay bùn cặn) ta có thể xử lý bằng cách thêm vào nước các loại hóa chất trợ lằng như PAC hay phèn đơn để liên kết các hạt rắn lại với nhau thành bông cặn lớn hơn kết tủa và lắng xuống đáy. Quá trình lắng sau đó sẽ tách bùn này ra khỏi nước từ đó làm giảm 1 lượng đáng kể COD trong nước.

>>> Tham khảo :  Bán PAC 31% Xử lý nước thải

2/ Xử lý COD trong nước thải bằng hóa chất Oxy hóa

Để làm giảm COD, có thể sử dụng các chất Oxy hóa như Clo, Hydrogen Peroxide và Ozone. Quá trình Oxy hóa sẽ tách các chất ô nhiễm độc hại thành chất ít độc và tách chúng ra khỏi nước.

Cách này phù hợp với nước thải ít chất hữu cơ và giàu chất không phân hủy sinh học như Phenol, chất hoạt động bề mặt. Thường phương pháp này được ưu tiên cho xử lý nước thải sinh hoạt, song khi sử dụng cần chú ý giới hạn liều lượng vì hóa chất có thể gây hại cho vi sinh có lợi xử lý nước thải.

3/ Xử lý COD bằng phương pháp trung hòa

Sử dụng các tác nhân trung hòa làm thay đổi nồng độ pH đưa nước thải về ngưỡng trung tính từ 6.5 đến 8.5. Tùy thuộc hàm lượng COD tồn tại trong nước thải mà sẽ sử dụng các tác nhân khác nhau:

  • Nước thải chứa kiềm: Muối axit, H2SO4, HNO3, HCl.
  • Nước thải nhiễm kim loại nặng: NaOH, CaOH, CaO, Na2CO3.
  • Nước thải chứa axit: Vôi, CaCO3, KOH, NaOH, Na2CO3, NH4OH, MgCO3.

4/ Xử lý COD bằng cách lọc, hấp thụ với than hoạt tính

Than hoạt tính hấp thụ các chất hữu cơ, Ozone hoặc clo sót lại sau quá trình sơ cấp từ đó loại bỏ COD, làm sạch nước thải. Bên cạnh đó than hoạt tính còn giúp loại bỏ mùi hôi và giảm lượng hóa chất cần dùng.

5/ Phương pháp xử lý bằng vi sinh vật

Sử dụng các chế phẩm vi sinh là cách xử lý COD đang rất được ưa chuộng hiện nay vì hiệu suất xử lý nhanh, đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, tối ưu được chi phí vận hành hơn so với nhiều phương pháp khác. Đặc biệt, vi sinh vật có khả năng xử lý COD có hàm lượng cao, trên 2000mg/L.

Cụ thể, vi sinh vật trong chế phẩm vi sinh có vai trò phân hủy các chất hữu cơ. Tùy thuộc vào nhóm vi sinh mà cơ chế xử lý COD sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ có 2 công đoạn:

  • Xử lý COD bằng nhóm vi sinh hiếu khí: Nhóm này phù hợp với nước thải có nhu cầu oxy hóa dưới 3000mg/L. Chúng là vi sinh dị dưỡng, dùng chất hữu cơ làm thức ăn, sau đó phân bào và tạo ra các vi sinh mới, tiếp tục quá trình tiêu hóa chất hữu cơ
  • Xử lý COD bằng nhóm vi sinh kỵ khí: Nhóm này phù hợp với nước thải nhiều chất hữu cơ, có hàm lượng COD cao, trên 2000mg/L, sử dụng trong môi trường không oxy, trong các bể kỵ khí như UASB.

>>> Tham khảo:  Phương pháp sinh học xử lý nước thải ASBR

Liên hệ Hotline 0945609898 để được Hóa Chất Vũ Hoàng hỗ trợ cụ thể hơn.