4 Hóa chất xử lý nước cấp quan trọng

Với hoạt động sản xuất công nghiệp như hiện nay, nhiều nguồn nước từ sông suối, ao hồ bị ô nhiễm trầm trọng, không đap sứng được nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất của người dân. Do đó, nước cấp đã được trải qua các bước xử lý tại nhà máy nước sạch là nguồn nước cần thiết. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc 4 loại hóa chất xử lý nước được sử dụng nhiều nhất để xử lý nước cấp, nước sinh hoạt.

1 Hóa chất PAC

PAC là một trong những hóa chất nhất định phải có trong xử lý nước cấp.  PAC chính là một loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử. Hiện nay, khi nhu cầu cần xử lý nước nhiều thì lượng PAC được sản xuất lớn, rộng rãi ở những nước tiên tiến trên thế giới. PAC sẽ thay thế cho phèn nhôm Sunfat trong quá trình xử lý nước sinh hoạt và nước thải hàng ngày. Lý do bởi PAC có nhiều ưu điểm hơn đối với quá trình keo tụ lắng. Chúng có khả năng lắng tụ cao hơn 4 -5 lần đối với phèn nhôm Sunphat, thời gian keo tụ nhanh và ít làm biến độ độ PH trong nước.

Ngoài ra, PAC là loại hóa chất có khả năng loại bỏ được các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng với những kim loại nặng tốt. Điều này, mang một ý nghĩa rất lớn lao trong việc tạo ra một nguồn nước sạch chất lượng nhất. Thậm chí, hóa chất này còn có thể xử lý được cả loại nước đục có trong mùa lũ.

Hóa chất PAC thường có hai loại đó là dạng lỏng và dạng rắn. Với loại bột rắn chúng có màu vàng chanh, khi sử dụng phải hòa chúng thành dung dịch. Cho lượng dung dịch phải tương ứng với chất kẹo tụ vào nước cần phải xử lý khấy đều và để lắng.

Tuy nhiên, khi sử dụng nước đã qua xử lý bằng hóa chất PAC để uống thì bắt buộc phải đun sôi.

PAC dạng bột màu vàng chanh
PAC dạng bột màu vàng chanh

2 Clo và Đồng Sunfat

Clo để diệt khuẩn và Đồng Sunphat CuSO4 để diệt rêu tảo trong xử lý nước cấp từ nguồn là nước sông, hồ.

Đối với Clo, hầu như ai cũng từng nghe thấy tác dụng khử trùng nước của clo. Chúng được sử dụng phổ biến khi xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, khử trùng nước thải hay hồ bơi…Cách diệt khuẩn của clo xảy ra như sau: clo ban đầu sẽ khử trùng khuếch tán qua vỏ tế bào của vi sinh vật. Sau đó chúng sẽ phản ứng với men bên trong của tế bào làm phá hủy quá trình trao đổi chất. Clo dù ở bất cứ dạng nào thì độ oxy hóa và khử trùng cực mạnh. Trong quá trình sử dụng Clo thì mọi người cần phải đảm bảo các quy định về an toàn.

Đối với Đồng Sunphat CuSO4 chúng giúp kiểm soát tảo cùng tảo sợi thân lớn. Khi sử dụng để xử lý nước bề mặt nếu lượng đồng cao chúng sẽ ức chế thực vật phát triển. Đồng thời hạn chế quá trình quang hợp và phân chia tế bào của thực phẩm. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý dùng với lượng phù hợp để đảm bảo tác dụng không gây ra ảnh hưởng nào đến môi trường.

3 Hạt lọc nổi Sifo

Sản phẩm còn thường được gọi là hạt xốp, chúng có đường kính trong khoảng 3 – 5mm. Hạt lọc nổi Sifo được dùng làm tuyến nổi trong quá trình xử lý nước. Chúng có kiểu dáng giống hình cầu, màu trắng và nổi lên trên mặt nước.

Sản phẩm có khả năng khử sắt, mangan sau quá trình oxy hóa. Đồng thời khi xử lý nước mặt chúng giúp khử những chất lơ lửng, phù sa sau quá trình oxy hóa. Đối với nước thải chúng có vai trò như những giá thể sinh học.

Hạt lọc nổi Sifo
Hạt lọc nổi Sifo

Hoạt chất này tùy từng loại nước mà có cách xử lý khác nhau:

Với nước giếng khoan

Nước giếng khoan nếu cóhàm lượng sắt cao khoảng 15 -40mg/l thì cần sử dụng tháp oxy hóa để lấy thêm oxy. Tiếp theo, tiến hành lọc qua 2 công đoạn là lọc thô bằng hạt lọc nổi Sifo. Với nước giếng khoan có hàm lượng sắt nhỏ hơn 15mg/l thì vẫn sử dụng như trên tuy nhiên chỉ cần qua 1 công đoạn lọc là được.

Nếu nước giếng khoan cóhàm lượng mangan <5mg/l thì trong khoảng 15 -30 ngày cần phải phủ lớp oxit sắt màu vàng nâu hoặc màu nâu đen. Lúc này, các hạt nổi chính là những vật liệu xúc tác quá trình oxy sắt và mangan hiệu quả.

Vì vậy, hạt nổi càng được sử dụng lâu càng tốt.

Với nước bề mặt

Nếu nước bề mặt với độ đục thấp chỉ nhỏ hơn 100 NTU thì sử dụng hạt lọc chỉ cần có độ dày 2 -3mm.

Nếu bề mặt nước có độ đục vào khoảng 100 – 300 NTU thì sử dụng hạt nổi với độ dày 1,5 – 2mm và độ dài 1m.

Nếu độ đục lớn hơn 300 NTU thì không nên sử dụng những hạt nổi mà nên lựa chọn phương pháp khác để xử lý. Đầu tiên là cần cho nước qua bể lắng trước khi sử dụng các phương pháp tiếp theo.

Trên đây là top 4 hóa chất nhất định phải có trong xử lý nước cấp. Các bạn lưu ý tùy vào tình trạng nước mà lựa chọn chỉ cần sử dụng 1 loại hoặc kết hợp những loại hóa chất trên để có kết quả xử lý nước tốt nhất.

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về những hóa chất trong xử lý nước cấp có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Địa chỉ liên hệ:

Hotline: 0945609898

Website: www.vuhoangco.com.vn