Trong bài “Tác hại của nước nhiễm sắt”, chúng ta đã thấy được nước bị nhiễm sắt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này? Hóa chất Vũ Hoàng sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu các phương pháp xử lý nước nhiễm sắt trong bài viết dưới đây.
1 Lọc nước.
Lọc nước là cách đơn giản, tiết kiệm chi phí được sử dụng lâu đời từ thời cha ông ta, khi công nghệ khoa học chưa phát triển và tỉ lệ ô nhiễm sắt trong nước còn thấp. Các loại bể lọc tự xây thường sử dụng chất liệu lọc đơn giản như cát, sỏi… giúp lọc cặn, làm trong nước, khử mùi tanh của nước.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các loại máy lọc nước gia đình ra đời cũng có tác dụng cao trong việc khử sắt. Tuy nhiên, chúng chưa được phổ biến vì chi phí đầu tư, bảo trì bảo dưỡng khá cao nên sử dụng lọc tự xây vẫn là phương pháp phổ biến hơn.
2 Oxy hóa sắt
Sắt dễ bị oxy hóa bởi Oxy trong khí quyển, quá trình oxy hóa sẽ biến cho sắt ở dạng hòa tan thành dạng không hòa tan. Có rất nhiều phương pháp để oxy hóa sắt, mỗi cách làm lại có những ưu nhược điểm riêng, do đó tùy tình trạng nước cũng như điều kiện thực tế của gia đình có thể chọn các cách khác nhau
2.1 Giàn mưa

– Mục đích là nâng pH, khử sắt, khử mùi tanh của sắt.
– Giàn mưa làm cho nước tiếp xúc với không khí để nhận oxy từ không khí khử sắt và nâng độ pH.
– Có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ cách 3cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống bể lọc
2.2 Sục khí
Ưu điểm của phương pháp này là bạn không cần phải sử dụng hóa chất hòa tan và không tốn quá nhiều công sức.
Quá trình này cần 0,14 ppm oxy để có thể hòa tan được 1 ppm sắt. Tuy nhiên, trong quá trình sục khí thì bạn cần phải kiểm tra thường xuyên vì:
– Nếu để lượng không khí quá cao sẽ bị bão hòa oxy hòa tan
– Khi lượng không khí không đủ sẽ không thể oxy hóa sắt đúng cách
Có 2 phương pháp thường được sử dụng là làm thác nước và sủi bọt khí vào nước.
Điểm quan trọng nhất của phương pháp này là sau khi xử lý, bạn phải để ít nhất 20 phút trước khi mang đi sử dụng hoặc mang đi lọc.
Độ PH của nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phản ứng, vì vậy, bạn cần điều chỉnh độ PH sao cho phù hợp trong quá trình trữ nước.
2.3 Sử dụng hóa chất
Sử dụng hóa chất xử lý nước để oxy hóa sắt trong nước cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến, nhất là tại các nhà máy sản xuất, khi nhu cầu sử dụng nước là tương đối lớn. Có rất nhiều hóa chất mà bạn có thể sử dụng để oxy hóa sắt, bao gồm vôi, các tác nhân như Clo dioxide, Ozone, hoặc Kali Permanganat.

3 Chất làm mềm nước
Đây là giải pháp xử lý nước cứng được sử dụng nhiều nhất từ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên, nó chỉ có thể loại bỏ được một lượng nhỏ sắt cũng như các kim loại nặng khác.
Chất làm mềm nước cũng sử dụng quá trình trao đổi ion bằng natri. Những kim loại này sẽ tạo ra vết cặm ở đáy nước và được rửa sạch sau mỗi lần thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp này còn có 1 nhược điểm lớn nữa là tốn khá nhiều công sức.
4 Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp
Đây là giải pháp xử lý nước bị nhiễm sắt đơn giản và tiết kiệm nhất.
Công việc của bạn rất đơn giản là sử dụng khoảng 5 gam tro và hòa tan đều vào khoáng 1 lít nước, để đó cho kết tủa lắng đọng lại khoáng 20 đến 30 phút.
Quá trình này sẽ phản ứng thủy phân giữa sắt không hòa tan và K2CO3 (tro) để tạo thành kết tủa trắng và lắng xuống đáy.
Cách làm này chỉ có thể làm giảm một lượng sắt trong nước nhất định chứ không thể loại bỏ triệt để được.
Trên đây là 4 cách thông dụng giúp loại bỏ sắt khỏi nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu quý bạn đọc quan tâm đến vấn đề này hoặc cần một giải pháp kiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Hóa chất Vũ Hoàng:
Website : https://vuhoangco.com.vn/
Hotline: Mr. Huy- 0945609898
Email: huybc@vuhoangco.com.vn